Chào cả nhà, cho em hỏi ngoài mau đói dù mới ăn xong thì hẹp môn vị còn có triệu chứng như thế nào nữa ạ?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Chào cả nhà, cho em hỏi ngoài mau đói dù mới ăn xong thì hẹp môn vị còn có triệu chứng như thế nào nữa ạ?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Hi bạn, dấu hiệu, triệu chứng hẹp môn vị ở trẻ thường xuất hiện trong vòng từ 3 – 5 tuần sau khi sinh. Đối với người lớn, các triệu chứng thường khởi phát cấp tính. Cụ thể trong bài viết của Website Phòng Khám Y Học Chứng Cứ Doctor Check có thông tin rất đầy đủ, mời bạn tham khảo:
Triệu chứng và dấu hiệu hẹp môn vị
Các dấu hiệu hoặc triệu chứng hẹp môn vị thường bắt đầu trong vòng từ 3 – 5 tuần sau khi sinh và hiếm gặp ở trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi. Đối với người lớn, các triệu chứng thường khởi phát cấp tính, tuy nhiên các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng tiêu hóa khác như đau bụng cấp tính, viêm loét, buồn nôn, nôn,…
Triệu chứng hẹp môn vị là gì?
Một số triệu chứng của bệnh hẹp môn vị phì đại thường gặp ở cả người lớn và trẻ sơ sinh bao gồm:
Đối với người lớn, hẹp môn vị có thể gây ra một số triệu chứng trầm trọng hơn trẻ sơ sinh như đau bụng trên cấp tính kèm theo buồn nôn, nôn sau khi ăn, đi ngoài phân đen, phân màu hắc ín, chán ăn hoặc có cảm giác ăn nhanh no,…
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Hẹp môn vị phì đại là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh vì vậy cần phát hiện và điều trị sớm. Phần lớn trẻ mắc bệnh tắc nghẽn môn vị vẫn có bề ngoài khỏe mạnh, khiến bố mẹ khó phát hiện bất thường cho đến khi trẻ bị mất nước hoặc suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu con của Cô Bác, Anh Chị hoặc bản thân xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Hẹp môn vị thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa khác như ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa,… Vì vậy, Cô Bác, Anh Chị cần theo dõi tình trạng của người bệnh để mô tả chi tiết các triệu chứng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Một số dấu hiệu phổ biến ở trẻ sơ sinh như nôn dữ dội sau khi ăn, ít hoạt động hoặc khó chịu bất thường, tiểu ít, cân nặng sụt giảm,… Bên cạnh đó, trẻ em cũng có thể xuất hiện tình trạng vàng mắt, vàng da.
Hi bạn, sau khi mình tìm hiểu về hẹp môn vị phì đại trên Google thì mình thấy các thông tin như sau:
TRIỆU CHỨNG HẸP MÔN VỊ
Hẹp môn vị dạ dày có thể không gây nguy hiểm với trẻ nhỏ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện của giai đoạn đầu của hẹp môn vị là đầy hơi, trướng bụng, đau thượng vị nhất là sau khi ăn và nôn ra thức ăn vừa mới ăn
Nếu để hẹp môn vị tiến triển nặng hơn sẽ rất nguy hiểm, gây đau đớn cho trẻ do ứ đọng thức ăn và dịch vị dạ dày, đau nhiều khi nằm, ngồi dậy thì đỡ hơn. Người bệnh khi nằm và thay đổi tư thế có thể nghe tiếng róc rách trong bụng, nếu người bệnh nằm ngửa sẽ thấy bụng lép kẹp (bụng lõm lòng thuyền). Người thường gầy, xanh xao, mệt mỏi, thèm ăn nhưng không dám ăn vì ăn vào đau nhiều hơn.
Không ít trường hợp, khi bị hẹp môn vị, người bệnh sẽ nôn ra thức ăn của ngày hôm trước, kèm theo dịch vị có mùi nồng nặc. Nôn nhiều vậy sẽ đi kèm với hiện tượng mất nước và chất điện giải càng làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, người gầy, da xanh, mắt trũng, da khô ráp và hay cáu gắt.
Xem thêm:
SINH LÝ BỆNH
Hẹp môn vị có thể hẹp cơ năng do viêm nhiễm, phù nề, co thắt (khả năng đáp ứng với điều trị nội khoa tốt); hoặc hẹp thực thể do ung thư, ổ loét tá tràng to, xơ chai (thường phải điều trị ngoại khoa). Trường hợp điển hình, hẹp môn vị diễn biến theo hai giai đoạn:
Giai đoạn tăng trương lực
Dạ dày tăng trương lực, tăng co bóp khi bị cản trở lưu thông. Trên lâm sàng bệnh nhân xuất hiện khó tiêu, nôn sớm sau ăn. Khi bệnh nhân nhịn ăn, dùng kháng sinh, bù dịch, điện giải… các hiện tượng viêm nhiễm, phù nề giảm dần.
Giai đoạn mất trương lực
Khi hẹp môn vị lâu, không được điều trị sẽ dẫn đến hậu quả dạ dày bị dãn to chứa nhiều dịch và thức ăn ứ đọng, nôn xuất hiện sau ăn nhiều giờ, dẫn tới tình trạng mất nước, điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan do giảm Cl– nhiều hơn K+ trong máu, tăng dự trữ kiềm trong máu và tăng bài tiết K+ trong nước tiểu.
Khi hẹp môn vị, bệnh nhân không ăn uống được kết hợp với nôn nhiều dẫn tới mất nước, làm giảm khối lượng lưu thông tuần hoàn trong máu dẫn tới tình trạng suy thận, tăng urê máu.
Nôn và không ăn uống được kéo dài dẫn tới thể trạng gầy sút, rối loạn dinh dưỡng, thiếu máu và giảm albumin trong máu.
Xem thêm:
Những điểm cần lưu ý