Chào mọi người, cho mình hỏi đi tiêu ra phân đen có nguy hiểm không?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Chào mọi người, cho mình hỏi đi tiêu ra phân đen có nguy hiểm không?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Hi bạn, mình có tìm hiểu về bệnh Tiêu ra phân đen và tìm được một số thông tin như sau, bạn tham khảo nhé!
Đi tiêu ra phân đen có thể do ăn một số loại thực phẩm sẫm màu, có màu đen, các loại thực phẩm bổ sung chất sắt, sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh. Đi ngoài ra phân màu đen cũng có thể là triệu chứng báo hiệu đường tiêu hóa bị tổn thương, nhiễm trùng, viêm loét, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón hoặc mắc các bệnh lý nguy hiểm dẫn đến tình trạng đi cầu ra phân có màu đen.
TỔNG QUAN TRIỆU CHỨNG TIÊU RA PHÂN ĐEN
Tiêu ra phân đen là gì?
Triệu chứng đi ngoài phân màu đen thường biểu hiện vị trí mất máu ở đường tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày hay tá tràng. Đôi khi, xuất huyết ở ruột non hay đại tràng phải cũng có thể dẫn đến tình trạng đi tiêu ra phân màu đen. Sau khi máu theo thức ăn di chuyển đến phần cuối của ống tiêu hóa máu sẽ chuyển thành màu đen có thể trộn lẫn với phân hoặc thải riêng ra ngoài. Bên cạnh đó, máu còn có thể chảy ra từ những tổn thương mũi họng, chảy xuống và được nuốt vào bên trong hệ tiêu hóa (ít gặp).
Hầu hết các trường hợp đi ngoài ra phân đen do ăn nhiều thực phẩm màu đỏ, xanh đậm, đen, xanh lá cây hoặc thực phẩm bổ sung sắt. Tuy nhiên, một số bệnh lý nguy hiểm ở đường tiêu hóa trên như xuất huyết thực quản – dạ dày – tá tràng, ruột non, giãn tĩnh mạch thực quản, viêm dạ dày/loét dạ dày – tá tràng có triệu chứng điển hình là đi cầu ra phân đen.
Trên thực tế, khi máu chảy ra từ bất kỳ phần nào thuộc hệ thống tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn) đều có nguy cơ dẫn đến triệu chứng đi ngoài ra phân đen và máu.
Tùy theo mức độ tổn thương, tình trạng xuất huyết và thời gian máu tồn đọng ở đường ruột mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường với các màu sắc từ đỏ tươi đến đen.
Nếu người bệnh chỉ có một lượng máu rất nhỏ, thường sẽ không nhận ra thay đổi đáng kể màu sắc của phân và thường bỏ qua. Vì vậy, nếu Cô Bác, Anh Chị xuất hiện các rối loạn đi tiêu như tiêu chảy, táo bón hoặc thấy có bất kỳ sự thay đổi nào về màu sắc của phân như đỏ, cam, vàng, xanh đen hoặc màu đen hắc ín cần chú ý theo dõi để có thể nhận ra bất thường và đi khám kịp thời.
Mời bạn xem thêm về:
Mình tìm được nguồn sau, bạn tham khảo thêm nhé!
Đi ngoài phân đen thông thường là do chế độ ăn uống thiếu khoa học hoặc do tác dụng phụ của thuốc,… Thế nhưng đây còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một bệnh lý hay gặp tình trạng nghiêm trọng, cụ thể là xuất huyết đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày,…
Máu có thể chảy ra từ bất cứ cơ quan nào trong hệ tiêu hóa và gây ra hiện tượng phân có máu. Ngoài ra, máu từ mũi họng bị tổn thương đổ xuống và bệnh nhân nuốt vào. Phân đen kèm mùi hôi khó chịu là kết quả của việc chảy máu đường tiêu hóa.
Tùy theo mức độ tổn thương, tình trạng xuất huyết và thời gian máu tồn đọng ở đường ruột mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường với các màu sắc từ đỏ tươi đến đen.
Mời bạn xem:
Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý về đường tiêu hóa. Phụ thuộc vào dấu hiệu, tình trạng đi ngoài ra phân đen và vị trí đau bụng mà bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các kỹ thuật nội soi sau:
Bên cạnh đó, xét nghiệm gFOBT cũng được sử dụng để tầm soát ung thư đại tràng, trực tràng và hậu môn, giúp bác sĩ đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp.
Để tránh tình trạng này xảy ra, bác sĩ khuyến khích mỗi cá nhân nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa mỗi 5 đến 10 năm một lần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân.