Mọi người cho em hỏi tại sao bị ợ trớ? Bệnh gì gây triệu chứng này vậy?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người cho em hỏi tại sao bị ợ trớ? Bệnh gì gây triệu chứng này vậy?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
Chào bạn, có rất nhiều nguyên nhân gây ợ trớ cụ thể như nguồn nội dung dưới đây mà mình tham khảo:
NGUYÊN NHÂN GÂY TRIỆU CHỨNG Ợ TRỚ LÀ GÌ?
Triệu chứng ợ trớ ở người lớn là bệnh gì?
Nguyên nhân gây ợ trớ thường xuyên có thể do bệnh lý tiêu hóa gây ra. Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe cần được thăm khám ngay. Một số bệnh lý có triệu chứng điển hình là ợ trớ bao gồm:
Trào ngược axit
Trào ngược axit là tình trạng đặc trưng bởi trào ngược, ợ chua và hơi thở có mùi. Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị trào ngược các chất trong dạ dày như thức ăn chưa tiêu hóa, dịch mật trào ngược và axit dạ dày vào thực quản, bao gồm:
Trào ngược dạ dày – thực quản
Khi tình trạng trào ngược axit trở nên mạn tính, tức xảy ra nhiều lần mỗi tuần sẽ được chẩn đoán là bệnh trào ngược dạ dày – thực quản. Cả trào ngược axit và GERD gây trào ngược axit dạ dày hoặc thức ăn.
Hội chứng nhai lại
Rối loạn nhai lại (Rumination syndrome) là hội chứng hiếm gặp gây ra tình trạng ợ thức ăn lên miệng trở lại, sau đó nhai lại thức ăn đó. Tình trạng ợ trớ thường xuyên xảy ra ngay sau bữa ăn. Nguyên nhân gây ra hội chứng nhai lại vẫn chưa được xác định rõ, tuy nhiên nhiều khả năng bệnh có liên quan đến tình trạng tăng áp lực ổ bụng. Bệnh thường gặp ở những bệnh nhân rối loạn lo âu, trầm cảm hay các rối loạn tâm thần khác.
Rối loạn nhai lại rất hiếm gặp, vì vậy trừ khi có tình trạng ợ trớ liên tục, thì triệu chứng ợ trớ nhiều khả năng là do trào ngược axit hoặc GERD.
Một số nguyên nhân ợ trớ ở người lớn ít gặp
Bên cạnh các nguyên nhân ợ trớ bên trên, một số nguyên nhân hoặc yếu tố làm tăng nguy cơ ợ trớ ít gặp khác bao gồm:
Nguyên nhân nôn trớ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Nôn trớ hoặc ợ trớ sau khi ăn xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng nôn trớ không đi kèm với các triệu chứng khác, được gọi là nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh.
Trào ngược dạ dày – thực quản sinh lý thường tự hết khoảng 85% ở trẻ dưới 12 tháng và khoảng 95% ở trẻ dưới 18 tháng. Nguyên nhân gây ợ trớ do cơ hoành và thực quản ở trẻ sơ sinh thẳng và ngắn, không gập góc ở tâm vị như ở dạ dày trưởng thành nên dễ gây trớ sữa.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nếu xuất hiện triệu chứng ợ trớ, nôn trớ thường xuyên, gây trở ngại đến chất lượng sống hàng ngày. Bác sĩ sẽ chỉ định các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Bạn cũng nên xem thêm về:
Mình xin bổ sung nội dung nôn trớ ở trẻ em nhé:
Nếu hiện tượng trẻ sơ sinh bị nôn trớ sau ăn, sau ợ hơi xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít và không gây ra triệu chứng gì thì được gọi là trào ngược sinh lý.
Còn trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý có tần suất xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng với nhiều mức độ khác nhau.
Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, một ngày bị trớ sữa vài lần nhưng vẫn chơi đùa, lên cân tốt, bú đều đặn, không khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý. Tình trạng nôn trớ này sẽ thoái lui dần theo thời gian.
Nếu trẻ vẫn thường ọc sữa sau 1 tuổi hoặc trẻ chậm lên cân, biếng ăn, gầy gò, sợ ăn, hay bị khò khè kéo dài, đáp ứng kém với điều trị, viêm phổi tái phát nhiều lần… thì nhiều khả năng đây là trào ngược bệnh lý. Khi đó, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Với triệu chứng nôn trớ ở người lớn, có thể bạn nên tìm hiểu thêm về:
Nội soi tiêu hóa là phương pháp thông dụng và có độ chính xác cao để chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, biểu hiện lâm sàng, kết quả xét nghiệm mà phương pháp nội soi có hoặc không có sinh thiết.
Nội soi ống tiêu hóa trên (bao gồm nội soi thực quản, nội soi dạ dày) để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng chỉ được thực hiện trong trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản mức độ vừa đến nặng.
Ngoài ra, tầm soát ung thư thực quản định kỳ sẽ giúp Cô Bác, Anh Chị kiểm tra toàn bộ thực quản, xác định các dấu hiệu, biểu hiện bất thường nhằm phát hiện ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở thực quản.
Bên cạnh đó, Cô Bác, Anh Chị cũng nên thăm khám sức khỏe định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt là người lớn trên 40 tuổi.