Chào mng, cho em hỏi quy trình chẩn đoán bệnh trĩ gồm các xét nghiệm gì?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Chào mng, cho em hỏi quy trình chẩn đoán bệnh trĩ gồm các xét nghiệm gì?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
Chào bạn, mình có tìm thấy một số thông tin cụ thể về chẩn đoán bệnh trĩ như sau:
Phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ
Bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bệnh trĩ thông qua quan sát, thăm dò hậu môn – trực tràng, dựa vào tiền sử bệnh và các phẫu thuật trước đó. Ngoài ra, để ngăn ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện một số cận lâm sàng hoặc tầm soát ung thư tiêu hóa để loại trừ các nguyên nhân liên quan.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh trĩ
Bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn, xác định tình trạng búi trĩ và có thể thực hiện thêm nội soi tiêu hóa dưới để loại trừ tình trạng trĩ hỗn hợp hoặc các bệnh lý có triệu chứng tương tự.
Đối với chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ có thể kiểm tra bằng tay đồng thời kết hợp với nội soi đại tràng Sigma hoặc nội soi ống hậu môn để xác định vị trí và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.
Trong một số trường hợp, nếu có nghi ngờ bác sĩ sẽ chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện nội soi đại – trực tràng hoặc tầm soát ung thư hậu môn để kiểm tra các bất thường trên toàn bộ ống tiêu hóa dưới.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ
Các phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ bao gồm các bước khám lâm sàng và thực hiện một số cận lâm sàng phù hợp như xét nghiệm, nội soi tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh (nếu có).
Khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi Cô Bác, Anh Chị về chế độ ăn uống, thói quen đi vệ sinh, các bệnh lý tiêu hóa đã từng mắc phải, các triệu chứng gây khó chịu, các phẫu thuật đã thực hiện, các loại thuốc đang sử dụng,…
Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra hậu môn và trực tràng của Cô Bác, Anh Chị để xác định tình trạng bệnh trĩ, bao gồm:
Cô Bác, Anh Chị sẽ được nội soi tiêu hóa để xác định tình trạng bệnh trĩ nội hoặc loại trừ bệnh trĩ hỗn hợp và xác định các bệnh lý liên quan nếu bác sĩ nghi ngờ.
Cận lâm sàng chẩn đoán
Thông thường, bệnh trĩ có thể dễ dàng chẩn đoán trong bước khám lâm sàng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, bác sĩ có nghi ngờ dấu hiệu bệnh trĩ có liên quan đến các bệnh lý tiêu hóa khác, Cô Bác, Anh Chị cần thực hiện thêm một số cận lâm sàng để loại trừ các bệnh lý liên quan, đồng thời xác định chính xác vị trí và tình trạng bị tổn thương.
Xét nghiệm
Một số xét nghiệm thường được thực hiện như xét nghiệm máu ẩn trong phân, xét nghiệm công thức máu toàn bộ.
Nội soi ống tiêu hóa
Nội soi giúp kiểm tra tình trạng bên trong trực tràng, ống hậu môn và phần cuối của đại tràng. Cô Bác, Anh Chị cũng có thể được chỉ định nội soi đại tràng toàn bộ nếu bác sĩ phát hiện hoặc có nghi ngờ các dấu hiệu liên quan đến viêm loét đại tràng, polyp đại tràng, ung thư đại – trực tràng,…
Các phương pháp nội soi thường được sử dụng như nội soi đại tràng Sigma, nội soi kiểm tra trực tràng – hậu môn, nội soi đại tràng toàn bộ tiền mê hoặc không mê.
Các phương pháp nội soi tiêu hóa sẽ được thực hiện bằng ống nội soi mềm có gắn camera với độ phóng đại trên 500 lần giúp bác sĩ quan sát các búi trĩ nội, kiểm tra cẩn thận các mô lót hậu môn và phần dưới trực tràng, xác định các tổn thương hoặc bất thường xuất hiện trên thành lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc.
Mời bạn xem thêm:
Hầu hết các bệnh trĩ đau, huyết khối, loét hay không, đều nhìn được khi quan sát hậu môn và trực tràng. Soi hậu môn là rất cần thiết trong việc đánh giá trĩ đau ít hoặc chảy máu. Chảy máu trực tràng do bệnh trĩ nên nghĩ đến chỉ khi các tình trạng nguy hiểm hơn được loại trừ (bằng nội soi đại tràng sigma hoặc nội soi đại tràng).
Bạn cũng nên biết về:
Khi nào người bệnh trĩ cần đến bệnh viện?
“Hậu môn là “cửa ngõ” cuối cùng của hệ tiêu hóa. Toàn bộ cặn bã từ thức ăn sẽ được cơ thể đào thải qua hậu môn. Nếu “cánh cửa” cuối cùng này bị “chật hẹp”, “hư hỏng” sẽ ảnh hưởng đến quá trình thải phân, gây áp lực lên trực tràng và có thể gây nhiều hệ lụy xấu cho đường tiêu hóa.
Bác sĩ Thái khuyên, người dân nên đến bệnh viện thăm khám ngay khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh trĩ để được tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn uống, điều trị theo toa thuốc tại nhà trong trường hợp trĩ nhẹ. Đối với tình trạng trĩ nặng, người bệnh cần phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật loại bỏ búi trĩ, đồng thời điều trị bằng thuốc kê đơn tại bệnh viện.
Trong trường hợp biến chứng nặng như gây chảy máu thành tia, hậu môn có biểu hiện hoại tử, hậu môn kích thích đau, rát, khó sinh hoạt, người bệnh phải đến ngay bệnh viện để được bác sĩ can thiệp kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không được tiếp tục tự điều trị tại nhà vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Dựa vào mức độ nặng nhẹ mà các bác sĩ chia bệnh trĩ nội thành 4 cấp độ:
Độ 1: Trĩ chỉ to trong lòng ống hậu môn, khi đại tiện trĩ không sa ra ngoài, dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ;
Độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đó tự co lên;
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, sau đi ngoài người bệnh thường phải lấy tay đẩy búi trĩ vào lại trong hậu môn
Độ 4: Búi trĩ sa thường xuyên ở ngoài hậu môn hoặc đẩy vào hậu môn khó, khi đi lại hoặc gắng sức búi trĩ dễ tụt ra ngoài hậu môn.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh trĩ
Để chẩn đoán bệnh trĩ, bác sĩ chuyên khoa cần dựa trên việc khai thác yếu tố bệnh sử và chẩn đoán hình ảnh để phân biệt với các bệnh lý có biểu hiện tương tự.
Khám lâm sàng:
Cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh
Nội soi đại tràng hoặc trực tràng là bước quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán bệnh trĩ, đồng thời loại trừ các bệnh lý khác như: nứt hậu môn, polyp hậu môn – trực tràng,… đặc biệt là ung thư đại tràng – trực tràng.
Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, người bệnh được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, khai thác bệnh sử và tiến hành các chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh) tùy tình trạng bệnh để chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị và cách chữa bệnh trĩ chính xác nhất.