Chào mng, nếu em đi thăm khám ở bệnh viện do bị ợ chua thì quá trình chẩn đoán sẽ bao gồm các xét nghiệm nào em cảm ơn!
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Chào mng, nếu em đi thăm khám ở bệnh viện do bị ợ chua thì quá trình chẩn đoán sẽ bao gồm các xét nghiệm nào em cảm ơn!
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.
Hiện tượng ợ chua thông thường chỉ xảy ra khoảng 2 lần/tuần. Đây đôi khi chỉ là tín hiệu nhắc nhở rằng bạn đang có chế độ ăn uống thiếu khoa học, lành mạnh. Những người thường xuyên căng thẳng cũng gặp tình trạng này. Tuy nhiên, nếu xảy ra thường xuyên, làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.
Trong hầu hết các trường hợp, chứng ợ nóng có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc không kê đơn và thay đổi thói quen lối sống gây ra cảm giác này. Ợ chua thỉnh thoảng khá phổ biến và thường không nghiêm trọng.
Tuy nhiên, nếu bạn bị ợ chua thường xuyên, liên tục và nghiêm trọng, thì bạn hãy liên hệ với nhà bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Bởi vì, tình trạng ợ chua có thể là dấu hiệu của một tình trạng mãn tính như GERD. GERD có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng khác như viêm thực quản, Barrett thực quản và thậm chí là ung thư.
Đôi khi, bác sĩ có thể chỉ định thêm nội soi dạ dày để kiểm tra các tình trạng cơ bản về thuốc. Nội soi dạ dày được thực hiện trong việc kiểm tra đường tiêu hóa của bạn bằng một dụng cụ mềm có ánh sáng.
Giá tiền nội soi dạ dày sẽ phụ thuộc vào từng địa chỉ khám nội soi. Nhìn chung, chi phí nội soi dạ dày không quá đắt đỏ như nhiều người lo lắng.
Nội soi dạ dày giá bao nhiêu?
Tùy vào cơ sở y tế thăm khám, dịch vụ nội soi (gây mê, không gây mê) mà chi phí nội soi dạ dày là khác nhau.
Cụ thể, mức giá nội soi dạ dày hiện nay dao động trong khoảng sau:
Mức giá nội soi dạ dày không gây mê
Mức giá nội soi dạ dày gây mê (nội soi không đau)
Chi tiết giá nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày bao nhiêu tiền còn tuỳ thuộc vào Quý Khách Hàng chọn nội soi dạ dày thường hay nội soi dạ dày không đau. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về giá nội soi dạ dày tại: Nội soi dạ dày bao nhiêu tiền.
Chào bạn để nguyên nhân gây chẩn đoán ợ chua chính xác, bác sĩ sẽ kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng để loại trừ các bệnh lý liên quan và tìm ra nguyên nhân gây ợ chua. Trong đó, khám lâm sàng và nội soi thực quản là tiêu chuẩn giúp chẩn đoán chính xác triệu chứng ợ chua.
CÁC PHƯƠNG TIỆN CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG Ợ CHUA
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ nắm được thông tin bệnh sử, tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe hiện tại của Cô Bác, Anh Chị. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán ban đầu cũng như chỉ định các cận lâm sàng phù hợp để tìm ra bệnh lý chính xác.
Trong bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe tổng quát và thu thập thông tin tình trạng sức khỏe người bệnh thông qua các câu hỏi như:
Cận lâm sàng chẩn đoán
Sau bước khám lâm sàng, Cô Bác sẽ được chỉ định thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng chẩn đoán. Thông qua các phương tiện cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân ra triệu chứng ợ chua, vị trí tổn thương dựa vào kết quả xét nghiệm, nội soi tiêu hóa và chẩn đoán hình ảnh.
Xét nghiệm
Bác sĩ sẽ chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện các xét nghiệm như kiểm tra độ pH hoặc đo áp lực thực quản. Mục đích để bác sĩ xác định bệnh nhân có bị trào ngược dạ dày hay không, đồng thời loại trừ các bệnh lý liên quan khác.
Kiểm tra độ pH: nếu kết quả nội soi dạ dày không thấy bất thường, bác sĩ có thể đo nồng độ axit bên trong thực quản bằng cách thực hiện kiểm tra pH 24 giờ kể cả khi đã điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton. Phương pháp này sẽ đo lượng axit trong thực quản khi cơ thể ở các trạng thái khác nhau, chẳng hạn như trong khi ăn hoặc ngủ.
Đo áp lực thực quản (Esophageal manometry): giúp đo các cơn co thắt trong thực quản khi người bệnh nuốt. Đo áp lực thực quản được sử dụng để đánh giá nhu động thực quản trước khi điều trị phẫu thuật.
Nội soi ống tiêu hóa
Phụ thuộc vào các triệu chứng và tiểu sử bệnh mà Cô Bác, Anh Chị có thể được chỉ định nội soi theo từng cơ quan hoặc toàn bộ ống tiêu hóa.
Nội soi ống tiêu hóa trên để kiểm tra toàn bộ thực quản, dạ dày và tá tràng. Bác sĩ có thể quan sát toàn bộ lớp niêm mạc từ thực quản đến tá tràng (đoạn đầu của ruột non), từ đó có thể xác định các vị trí bị viêm, mức độ tổn thương hoặc nguyên nhân gây ra chứng ợ chua.
Nội soi thực quản: phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, nội soi thực quản có thể được thực hiện thông qua đường mũi hoặc miệng.
Nội soi viên nang.
Nội soi cũng là cách hữu hiệu nhất để phân độ viêm thực quản. Mức độ viêm thực quản rất quan trọng trong việc chọn lựa cách điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
Ngoài ra, nội soi phối hợp sinh thiết làm giải phẫu bệnh ở những vùng bất thường, có thể phát hiện sự thay đổi của lớp biểu mô hình trụ trong bệnh Barrett thực quản.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-quang cản quang: Kỹ thuật sử dụng chất tương phản bari để phủ lên niêm mạc dạ dày – thực quản, giúp phát hiện các vết loét thực quản và hẹp thực quản. Tuy nhiên, chụp X-quang cản quang không hiệu quả để phát hiện bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở mức độ nhẹ và vừa.
Chụp X-quang: Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp chụp X-quang để quan sát hình ảnh toàn bộ thực quản, dạ dày và tá tràng. Phương pháp này hạn chế về khả năng chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày – thực quản nhưng giúp loại trừ các tình trạng bệnh lý khác như viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng.
Tìm hiểu thêm về: cách trị ợ chua