Mình thường xuyên bị khó tiêu, vậy cho mình hỏi những nguyên nhân nào gây ra khó tiêu chức năng?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mình thường xuyên bị khó tiêu, vậy cho mình hỏi những nguyên nhân nào gây ra khó tiêu chức năng?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
Chứng khó tiêu chức năng là một trong những rối loạn tiêu hóa phổ biến và có thể kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân khó tiêu chức năng vẫn chưa được xác định, đây là một rối loạn chức năng không do bệnh lý hoặc rối loạn cụ thể nào gây ra. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng khó tiêu chức năng, bao gồm: Rối loạn nhu động dạ dày tá tràng: Rối loạn nhu động dạ dày – tá tràng là cơ chế sinh lý bệnh của khó tiêu chức năng. Các rối loạn nhu động bao gồm:
Nhiễm vi khuẩn Hp: khoảng 39 – 87% người mắc chứng khó tiêu chức năng có nhiễm vi khuẩn Hp. Theo một số nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng, nhiễm khuẩn Hp làm tăng nguy cơ mắc bệnh khó tiêu chức năng. Các triệu chứng khó tiêu, đau vùng thượng vị có thể giảm sau khi điều trị diệt vi khuẩn Hp. Viêm tá tràng mức độ nhẹ: Bệnh viêm tá tràng do tăng bạch cầu ái toan liên quan đến các triệu chứng của bệnh như cảm giác no sớm và đau bụng. Nhiễm trùng, thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, dị ứng thực phẩm và stress có thể là nguyên nhân gây viêm niêm mạc tá tràng. Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh có thể gây bệnh khó tiêu chức năng hoặc khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Một số thói quen không tốt trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày như:
Tác dụng phụ của một số loại thuốc: các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như aspirin và ibuprofen có thể gây ra các tổn thương ở dạ dày. Để chẩn đoán chính xác tình trạng khó tiêu chức năng, bác sĩ có thể thực hiện một số thăm khám lâm sàng, xét nghiêm, nội soi dạ dày để xác định nguyên nhân gây khó tiêu, từ đó chẩn đoán chứng khó tiêu chức năng sau khi loại trừ những bệnh lý khác gây ra các biểu hiện tương tự.