Mọi người cho mình hỏi, bệnh lao ruột này có lây không và nguyên nhân gây lao ruột là gì? Mình cảm ơn!
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người cho mình hỏi, bệnh lao ruột này có lây không và nguyên nhân gây lao ruột là gì? Mình cảm ơn!
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Chào bạn, Lao là bệnh truyền nhiễm và cần điều trị kịp thời để tránh những tổn thương nguy hiểm cho cơ thể. Thông thường, vi khuẩn lao nhiễm vào phổi gây ra ho mạn tính, sụt cân và các triệu chứng khác. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn lao có thể gây ra những triệu chứng ở ngoài phổi được gọi là lao ngoài phổi, gây nhiễm trùng các hạch bạch huyết và các cơ quan khác như lao đường ruột. Mời bạn tìm hiểu nội dung chi tiết hơn qua bài viết tại Doctor Check mà mình sưu tầm được như sau:
Bệnh lao ruột có lây không?
Trong trường hợp người bệnh chỉ mắc bệnh lao ruột, tức là không mắc thêm bệnh lao tại cơ quan nào khác thì sẽ không có khả năng lây lan cho những người xung quanh. Nhưng trên thực tế lâm sàng, có rất nhiều trường hợp lao ruột thường xuất hiện đồng thời với lao ở cơ quan khác, nên khả năng vi khuẩn lao truyền sang những người tiếp xúc với bệnh nhân là hoàn toàn có thể xảy ra.
Vì vậy, trong quá trình điều trị lao ruột, người bệnh nên cẩn thận trong những thói quen sinh hoạt hằng ngày như ho hoặc khạc đờm để tránh lây lan cho người thân và những người xung quanh. Nếu sau điều trị bệnh lao ruột, người bệnh được thực hiện xét nghiệm kiểm tra và cho kết quả không còn nhiễm lao ruột thì có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
Yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh lao ruột
Các vi khuẩn lao được bảo vệ khỏi dịch tiêu hóa trong dạ dày bằng lớp áo chất béo và do đó có thể đi vào ruột non và gây nhiễm hồi tràng (khu vực hồi manh tràng, gây ra lao hồi manh tràng), hỗng tràng và tá tràng theo tần số giảm dần. Sự tăng sinh của những mô bạch huyết dưới niêm mạc, ứ đọng máu và lượng vi khuẩn tiêu hóa ít là nguyên nhân chính gây ra bệnh lao ở hồi tràng.
Nguyên nhân bị lao ruột là gì?
Nguyên nhân bị lao ruột được chia thành nguyên phát và thứ phát. Trong đó, tác nhân gây lao đường ruột là do vi khuẩn lao ở người hoặc ở các động vật khác (chủ yếu là ở bò).
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao đường ruột
Bệnh lao ruột có thể xảy ra ở bất cứ ai trong mọi lứa tuổi. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao đường ruột bao gồm:
Để trả lời cho câu hỏi lao ruột có lây không mình có các nội dung sau tìm được trên Google:
Lao đường ruột có lây không?
Lao ruột là một bệnh lý không lây lan qua đường ăn uống hoặc đường hô hấp, tuy nhiên nếu bệnh nhân vừa mắc phải lao đường ruột và lao phổi thì lúc này lao phổi có thể lây lan qua đường hô hấp. Ngoài ra, tiếp xúc với phân hay nước tiểu của bệnh nhân cũng không gây ra tình trạng lây lan lao ruột.
Xem thêm:
Mặc dù bản thân lao ruột đơn thuần, tức là không mắc thêm bệnh lao tại cơ quan nào khác thì sẽ không có khả năng lây lan cho những người xung quanh, nhưng trên thực tế lâm sàng có rất nhiều trường hợp lao ruột thường xuất hiện đồng thời với những lao cơ quan khác nên khả năng vi khuẩn lao truyền sang những người tiếp xúc với bệnh nhân là hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, trong quá trình điều trị lao ruột thì bệnh nhân nên cẩn thận trong những thói quen sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như ho hoặc khạc đờm để tránh lây lan cho người thân và những người xung quanh. Nếu sau khi điều trị, bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm kiểm tra và cho kết quả không còn nhiễm lao ruột thì có thể sinh hoạt bình thường trở lại.
Xem thêm:
Bệnh lao ruột có nguy hiểm không?
Bệnh lý lao đường ruột là bệnh xã hội, có khả năng lây lan nên rất nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng thì có rất nhiều trường hợp lao ruột được phát hiện và chữa trị từ giai đoạn đầu, kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị gồm 2 giai đoạn: tấn công, duy trì cũng như không tự ý bỏ trị thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Một vấn đề nguy hiểm nhất đối với lao ruột đó là biến chứng tắc ruột mà nó gây ra, cần phải theo dõi và phát hiện kịp thời những tình huống tắc ruột để phẫu thuật ngay cho bệnh nhân, nếu không có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Các biến chứng khác do lao ruột gây ra cũng cần can thiệp phẫu thuật kịp thời bao gồm: thủng phúc mạc, viêm phúc mạc…
Về chế độ ăn uống, bệnh nhân lao đường ruột không nên ăn những thức ăn quá đặc và gây táo bón vì có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Bệnh nhân nên duy trì một chế độ ăn bao gồm những thực phẩm ở dạng lỏng, mềm, có khả năng tiêu hóa tốt và tăng cường rau xanh trong thực đơn hàng ngày để tăng khả năng nhuận trường.
Lao đường ruột là bệnh lý nhiễm khuẩn lao nguy hiểm, có khả năng lây lan cho xã hội và có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cấp tính cho bệnh nhân. Vì vậy, khi có những dấu hiệu nghi ngờ lao ruột thì bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và tiến hành điều trị theo phác đồ.
Xem thêm:
Lưu ý: