Mọi người cho em hỏi là khi đi khám triệu chứng buồn nôn ở bệnh viện thì chẩn đoán xét nghiệm gồm những gì ạ? Em cảm ơn!
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người cho em hỏi là khi đi khám triệu chứng buồn nôn ở bệnh viện thì chẩn đoán xét nghiệm gồm những gì ạ? Em cảm ơn!
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
Chào bạn, chẩn đoán triệu chứng buồn nôn, nôn ói quan trọng nhất ở bước sàng lọc và khám sức khỏe tổng thể giúp bác sĩ đánh giá các triệu chứng, tình trạng bệnh, loại trừ các bệnh lý liên quan và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Mời bạn tham khảo nội dung do mình sưu tầm từ Phòng Khám Y Học Chứng Cứ Doctor Check nhé!
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG BUỒN NÔN
Trước tiên, nên tìm cách phát hiện những biến chứng của nôn/ói và loại trừ những trường hợp cấp cứu. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh, sau đó sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng thể. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá được nguyên nhân và các xét nghiệm tiếp theo cần thực hiện.
Khám lâm sàng
Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan để chẩn đoán bao gồm:
Trong quá trình khám sức khỏe, bác sĩ sẽ chú ý đến những vấn đề sau đây:
Ngoài ra, Cô Bác, Anh Chị cũng cần cung cấp thông tin về các cuộc phẫu thuật đã thực hiện trước đó vì các dải xơ của mô sẹo có thể đã hình thành và gây tắc ruột.
Cận lâm sàng chẩn đoán
Bên cạnh các bước khám lâm sàng thì cận lâm sàng cũng hỗ trợ bác sĩ phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm và gợi ý một số triệu chứng rối loạn cụ thể. Một số cận lâm sàng thường được bác sĩ chỉ định là xét nghiệm, thử thai, nội soi tiêu hóa hoặc chẩn đoán hình ảnh.
Xét nghiệm
Xét nghiệm máu và nước tiểu: đối với những trường hợp nôn ói dữ dội, các triệu chứng kéo dài và liên tục hoặc cơ thể xuất hiện dấu hiệu mất nước cần xét nghiệm máu đặc biệt là mức điện giải, đôi khi cũng cần xét nghiệm gan và nước tiểu.
Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cũng được bác sĩ khuyên nên thực hiện thử thai.
Nội soi ống tiêu hóa
Nội soi ống tiêu hóa trên (bao gồm nội soi thực quản, nội soi dạ dày) là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định tắc nghẽn thực quản và tắc đường thoát dạ dày.
Ngoài ra, kỹ thuật nội soi hình ảnh tăng cường NBI kết hợp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán nhanh hơn, chính xác và đồng nhất về kết quả. Trong quá trình nội soi, nếu bác sĩ phát hiện các nghi ngờ có thể thực hiện sinh thiết và giải phẫu bệnh.
Chẩn đoán hình ảnh
Một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác bao gồm:
Đối với tắc đường thoát dạ dày: MSCT bụng cũng có những giá trị tương tự như trong tắc thực quản. MSCT có tiêm thuốc cản quang đã trở thành tiêu chuẩn vàng trong việc đánh giá giai đoạn đối với tất cả các khối u vùng bụng. Nhược điểm duy nhất của MSCT so với X-quang thực quản – dạ dày cản quang là không đánh giá được tình trạng nhu động của thực quản và dạ dày.
Hi bạn, mình search Google về Triệu chứng buồn nôn thì thấy các thông tin như sau:
Lịch sử
Bênh sử bệnh hiện tại nên khai thác tần số và thời gian nôn ói; mối quan hệ của nó với các chất kết tủa khi nuốt phải thuốc hoặc chất độc, chấn thương vùng đầu và sự di chuyển (ví dụ: xe hơi, máy bay, thuyền, các phương tiện giải trí); chất nôn có chứa mật không (đắng, vàng xanh) , chứa máu không (đỏ hay “cà phê”). Các triệu chứng quan trọng kèm theo bao gồm đau bụng và tiêu chảy; lần cuối cùng đại tiện, trung tiện, đau đầu, chóng mặt, hoặc cả hai.
Đánh giá một cách hệ thống tìm kiếm các triệu chứng gây rối loạn như là vô kinh và căng vú (mang thai), tiểu nhiều và khát nhiều (đái tháo đường), và đái máu và đau mạn sườn (sỏi thận).
Tiền sử y khoa cần phải xác định các nguyên nhân đã được chẩn đoán như thai nghén, đái tháo đường, chứng đau nửa đầu, bệnh thận, ung thư (bao gồm thời gian hóa trị hoặc xạ trị) và phẫu thuật ổ bụng trước đây (có thể gây tắc ruột do dính). Tất cả các loại thuốc và thực phẩm ăn vào trong thời gian gần đây cần được xác định chắc chắn; một số chất có thể không gây độc cho đến vài ngày sau khi ăn vào (ví dụ: acetaminophen, một số loại nấm).
Tiền sử gia đình của chứng buồn nôn tái phát nên ghi nhận.
Xem thêm:
Khám thực thể
Các dấu hiệu quan trọng cần đặc biệt lưu ý là sốt và dấu hiệu giảm thể tích tuần hoàn (ví dụ, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, hoặc cả hai).
Khám toàn thân nên tìm sự xuất hiện của vàng da và ban ngoài da.
Khám bụng, bác sĩ lâm sàng nên tìm vị trí chấn thương và sẹo mổ; nghe nhu động ruột có hay không và cường độ ra sao (ví dụ, bình thường, cao); gõ bụng chướng; sờ xác định điểm đau, khám các dấu phúc mạc (ví dụ, phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc), và bất kỳ khối u nào, cơ quan tăng kích thước, hoặc thoát vị. Khám trực tràng và vùng chậu (ở nữ giới) để xác định vị trí đau, khối và máu là điều thiết yếu.
Khám thần kinh đặc biệt nên lưu ý tình trạng tâm thần, rung giật nhãn cầu, viêm màng não (ví dụ: gáy cứng, dấu hiệu Kernig hoặc dấu hiệu Brudzinski), và các dấu hiệu thị giác trong tăng áp lực nội sọ (ví dụ phù gai thị, mất nhịp đập tĩnh mạch, liệt dây thần kinh số 3) hoặc xuất huyết dưới nhện (xuất huyết võng mạc).
Dấu hiệu cờ đỏ
Những dấu hiệu sau đây cần được quan tâm đặc biệt:
Giải thích các dấu hiệu
Nhiều dấu hiệu gợi ý về một nguyên nhân hay một nhóm các nguyên nhân gây triệu chứng buồn nôn.
Nôn xảy ra ngay sau khi uống thuốc hoặc độc tố hoặc vận động của bệnh nhân, không có dấu hiệu bất thường khi khám bụng và thần kinh, có thể tự tin nghĩ đến những nguyên nhân này, cũng như nôn ở phụ nữ có thai và khám không thấy bất thường. Nôn cấp tính kèm theo tiêu chảy ở một bệnh nhân khỏe mạnh khám không thấy dấu hiệu nguy hiểm rất có thể là viêm dạ dày ruột; đánh giá thêm có thể được trì hoãn.
Nôn xảy ra khi nghĩ đến thức ăn hoặc không liên quan đến ăn uống gợi ý nguyên nhân tâm thần, cũng như tiền sử cá nhân hoặc gia đình về chứng buồn nôn và nôn chức năng. Bệnh nhân nên được hỏi về mối liên quan nôn và các tình trạng căng thẳng vì họ có thể không nhận ra hoặc thậm chí chấp nhận cảm giác buồn nôn vào những thời điểm đó.
Xét nghiệm
Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên xét nghiệm nước tiểu để biết có thai không. Bệnh nhân nôn nghiêm trọng, nôn kéo dài hơn 1 ngày, hoặc có dấu hiệu mất nước khi thăm khám phải làm thêm các xét nghiệm (ví dụ như điện giải, BUN, creatinine, glucose, xét nghiệm nước tiểu, đôi khi xét nghiệm chức năng gan). Bệnh nhân có dấu hiệu cờ đỏ nên có xét nghiệm phù hợp với các triệu chứng.
Đánh giá nôn mạn tính thường bao gồm các xét nghiệm được liệt kê ở trên, cùng với nội soi đường tiêu hóa trên, X-quang ruột non và các xét nghiệm để đánh giá sự làm rỗng dạ dày và vận động của hang vị – tá tràng.
Nguồn: https://www.msdmanuals.com/vi/chuyên-gia/rối-loạn-tiêu-hóa/các-triệu-chứng-rối-loạn-tiêu-hóa/buồn-nôn-và-nôn
Xem thêm:
Bác sĩ cũng khuyến khích tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư nếu có.