Cho mình hỏi Firebase của Google là nền tảng để phát triển trang web phải không?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Cho mình hỏi Firebase của Google là nền tảng để phát triển trang web phải không?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 0 / 5. Phiếu bầu 0
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
Firebase là gì?
Lợi ích của Firebase là gì? Firebase còn giúp các lập trình viên rút ngắn thời gian triển khai và mở rộng quy mô của ứng dụng mà họ đang phát triển.
Firebase giúp bạn lập trình ứng dụng mà không cần quan tâm đến phần backend
Firebase là dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động trên nền tảng đám mây – cloud. Kèm theo đó là hệ thống máy chủ cực kỳ mạnh mẽ của Google. Chức năng chính là giúp người dùng lập trình ứng dụng bằng cách đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu. Cụ thể là những giao diện lập trình ứng dụng API đơn giản. Mục đích nhằm tăng số lượng người dùng và thu lại nhiều lợi nhuận hơn.
Đặc biệt, còn là dịch vụ đa năng và bảo mật cực tốt. Firebase hỗ trợ cả hai nền tảng Android và IOS. Không có gì khó hiểu khi nhiều lập trình viên chọn Firebase làm nền tảng đầu tiên để xây dựng ứng dụng cho hàng triệu người dùng trên toàn thế giới. Bạn có thể tìm hiểu thêm về điện toán đám mây trong bài viết:
Lịch sử phát triển Firebase
Google đã mua lại Firebase vào những năm gần đây và gắn thương hiệu của mình vào đó – Google Firebase
Gần một thập niên trước, Firebase ra đời với tiền thân là Envolve. Đây là một nền tảng đơn giản chuyên cung cấp những API cần thiết để tích hợp tính năng chat vào trang web. Bên cạnh ứng dụng nhắn tin trực tuyến, Envolve còn được người dùng sử dụng để truyền và đồng bộ hóa dữ liệu cho những ứng dụng khác như các trò chơi trực tuyến,… Do đó, các nhà sáng lập đã tách biệt hệ thống nhắn tin trực tuyến và đồng bộ dữ liệu thời gian thực thành hai phần riêng biệt.
Trên cơ sở đó, năm 2012, Firebase ra đời với sản phẩm cung cấp là dịch vụ Backend-as-a-Service. Tiếp đến, vào năm 2014, Google mua lại Firebase và phát triển nó thành một dịch vụ đa chức năng được hàng triệu người sử dụng cho đến hiện nay.
Cách thức hoạt động của Firebase là gì?
Dữ liệu thời gian thực là hoạt động nổi bật của Firebase
Sau khi Google mua lại và phát triển, Firebase hiện nay bao gồm các hoạt động như:
Firebase Realtime Database là gì?
Khi đăng ký một tài khoản trên Firebase để tạo ứng dụng, bạn đã có một cơ sở dữ liệu thời gian thực. Dữ liệu bạn nhận được dưới dạng JSON. Đồng thời nó cũng luôn được đồng bộ thời gian thực đến mọi kết nối client.
Đối với các ứng dụng đa nền tảng, tất cả các client đều sử dụng cùng một cơ sở dữ liệu. Nó được tự động cập nhật dữ liệu mới nhất bất cứ khi nào các lập trình viên phát triển ứng dụng. Cuối cùng, tất cả các dữ liệu này được truyền qua kết nối an toàn SSL có bảo mật với chứng nhận 2048 bit.
Trong trường hợp bị mất mạng, dữ liệu được lưu lại ở local, vì thế khi có mọi sự thay đổi nào đều được tự động cập nhật lên Server của Firebase. Bên cạnh đó, đối với các dữ liệu ở local cũ hơn với Server thì cũng tự động cập nhật để được dữ liệu mới nhất.
Freebase Authentication là gì?
Firebase xây dựng hành động tự động đăng nhập cho ứng dụng bằng cách xác thực danh tính
Hoạt động nổi bật của Firebase là xây dựng các bước xác thực người dùng bằng Email, Facebook, Twitter, GitHub, Google. Đồng thời cũng xác thực nặc danh cho các ứng dụng. Hoạt động xác thực có thể giúp thông tin cá nhân của người sử dụng được an toàn và đảm bảo không bị đánh cắp tài khoản.
Firebase Hosting là gì?
Firebase cung cấp các hosting được phân phối theo tiêu chuẩn SSL
Cách thức hoạt động cuối cùng của Firebase được đề cập trong bài viết này là cung cấp các hosting. Hosting được phân phối qua tiêu chuẩn công nghệ bảo mật SSL từ mạng CDN. Vậy CDN là gì?
Hoạt động này giúp lập trình viên tiết kiệm thời gian thiết kế, xây dựng và phát triển ứng dụng.
Ưu điểm khi dùng Firebase là gì?
Firebase hoạt động trên nền tảng đám mây an toàn và bảo mật
Từ các cách thức hoạt động phía trên, chắc hẳn bạn đã nhận thấy sơ lược những lợi ích mà Firebase mang lại cho cộng đồng lập trình nói chung và các lập trình viên xây dựng ứng dụng nói riêng.
Cụ thể hơn, các lợi ích này bao gồm:
Triển khai ứng dụng nhanh chóng
Bởi không phải quan tâm đến phần backend cùng các API tốt, hỗ trợ đa nền tảng, Firebase tiết kiệm rất nhiều thời gian quản lý và đồng bộ tất cả dữ liệu cho người dùng. Song song đó, nó còn cung cấp hosting và hỗ trợ xác thực thông tin khách hàng khiến việc triển khai ứng dụng nhanh chóng hơn.
Bảo mật
Các ứng dụng trên nền tảng Firebase có độ bảo mật thông tin cao
Hoạt động trên nền tảng đám mây cloud, sử dụng kết nối thông qua giao thức bảo mật SSL và cho phép phân quyền người dùng cơ sở dữ liệu bằng Javascript, các đặc điểm này của Firebase giúp nâng cao độ bảo mật cho các ứng dụng.
Sự ổn định
Các ứng dụng trên nền tảng Firebase hoạt động khá ổn định
Hầu hết các ứng dụng trên nền tảng Firebase luôn hoạt động ổn định vì chúng được viết dựa trên nền tảng cloud cung cấp bởi Google. Hơn nữa, nhờ Firebase mà việc nâng cấp hay bảo trì Server cũng diễn ra khá đơn giản mà không cần phải dừng lại.
Nhược điểm của Firebase là gì?
“Firebase” chính là phần Realtime Database, đúng hơn chỉ là phần Database. Cơ sở dữ liệu của họ được tổ chức theo kiểu trees, parent-children, không phải là kiểu Table nên những ai đang quen với SQL có thể sẽ gặp khó khăn từ mức đôi chút tới khá nhiều.
Tham khảo thêm: Firebase là gì? Giải pháp lập trình không cần Backend từ Google