Điều trị đau dạ dày như thế nào?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Điều trị đau dạ dày như thế nào?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
Đau dạ dày là tình trạng viêm – loét ở dạ dày gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,…
Điều trị đau dạ dày
Đau dạ dày đang trở thành ác mộng của rất nhiều người bởi căn bệnh này sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể ngờ tới nếu như không được chữa đau dạ dày kịp thời. Chẩn đoán bệnh là bước cần thiết trước khi điều trị đau dạ dày.
Khuyến cáo: Các bạn không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị đau dạ dày khi không được sự cho phép của các bác sĩ.
Đầu tiên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và xác định được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị đau dạ dày cho bạn sử dụng. Thông thường, các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường được sử dụng là:
Sau khi đã uống hết thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh đau dạ dày sẽ có các chuyển biến khác nhau tùy theo chế độ sinh hoạt cũng như cơ địa và tình trạng bệnh của các bệnh nhân. Vì vậy, để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh và xác định đúng phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày, bệnh nhân cần phải tuân theo lịch tái khám bác sĩ yêu cầu.
Thông thường các bác sĩ tại phòng khám tiêu hóa sẽ kê thuốc theo đơn khoảng 2 – 4 tuần, và sẽ hẹn bệnh nhân tái khám để xem kết quả sau khi sử dụng đơn thuốc đó.
Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc, hoặc hủy lịch tái khám khi thấy bệnh đã thuyên giảm hoặc không còn triệu chứng nào của bệnh đau dạ dày, đặc biệt bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng lại đơn thuốc, cũng như sử dụng đơn thuốc điều trị đau dạ dày của bệnh nhân khác, điều này cực kì không tốt, đôi khi còn phản tác dụng của thuốc.
Cách điều trị đau dạ dày
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị đau dạ dày, bạn có thể áp dụng các phương pháp tự nhiên điều trị tại nhà và thay đổi lối sống lành mạnh hơn để điều trị tận gốc bệnh này.
Cách chữa đau dạ dày nhanh nhất tại nhà
Sau đây là một số cách chữa đau dạ dày cấp tốc tại nhà bạn cần ghi nhớ trong việc ăn uống để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh này nếu có chế độ ăn uống không lành mạnh và thường xuyên căng thẳng. Hãy đến bệnh viện khám ngay nếu gặp những biểu hiện loét dạ dày trên để được bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm bạn nhé.
Phác đồ điều trị đau dạ dày – loét dạ dày tá tràng Bộ Y tế
Để bệnh đau dạ dày nhanh khỏi, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, việc xây dựng một phác đồ điều trị đau dạ dày cụ thể là rất cần thiết.
Nguyên tắc điều trị
Điều trị cụ thể
Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe, bác sĩ có thể lựa chọn những nhóm thuốc chữa đau dạ dày để chỉ định cho bệnh nhân sử dụng.
Nhóm thuốc kháng axit:
Nhóm kháng thụ thể H2:
Nhóm ức chế bơm Proton:
Thuốc tăng cường bảo vệ niêm mạc:
Cách điều trị đau dạ dày tại nhà
Bên cạnh việc đi thăm khám tại viện và sử dụng các loại thuốc tây, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các cách điều trị đau dạ dày tại nhà dứt điểm có thể được áp dụng tại nhà một cách tiện lợi và lành mạnh
Điều trị đau dạ dày cho phụ nữ mang thai
Điều trị đau dạ dày cho phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc giảm đau dạ dày, vì việc dùng thuốc sẽ gây ra tác dụng phụ, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì thuốc từ máu mẹ có thể thấm qua nhau thai vào máu gây hại cho thai.
Khi mang thai ba tháng đầu thai kỳ, các cơ quan như tim, thần kinh trung ương, tay, chân… của thai nhi hình thành, nên việc sử dụng một số thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây ra dị tật, quái thai.
Ba tháng giữa thai kỳ, mặc dù là giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc, tuy nhiên vẫn có những bộ phận tiếp tục biệt hóa như hệ thần kinh và sinh dục bên ngoài nên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận này. Vì vậy, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Đối với thai nhi ba tháng cuối, đây là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như gan chưa làm tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa đào thải hợp đồng xuất khẩu thủy sản tốt nên giai đoạn này thuốc cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi, cho trẻ sinh ra và cho cả mẹ khi sinh nở.
Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải dùng thuốc trong trường hợp nặng thì mẹ bầu không nên tùy tiện mua về sử dụng mà phải được sự đồng ý và kê đơn của bác sĩ.
Tăng cường nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi và thư giãn là một trong những điều mà bạn nên áp dụng để hạn chế tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Chính vì vậy bạn hãy sắp xếp công việc hợp lý, tránh làm việc quá sức, làm dạ dày hoạt động quá nhiều và gia tăng áp lực cho dạ dày.
Sau khi ăn mẹ bầu hãy nghỉ ngơi để dạ dày có thời gian chuyển hóa thức ăn, hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày mà chúng ta hay gặp.
Ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể đủ năng lượng hồi phục cho ngày hôm sau, khi ngủ nên nằm kê cao đầu, tránh cúi thấp hoặc gập người. Chỉ một chút xáo trộn trong nhịp sinh học, cơ thể mẹ bầu càng thêm mệt mỏi, uể oải và trì trệ.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Khi ăn, phụ nữ mang thai nên ăn từ tốn, không ăn quá nhanh hay quá no, vì cách ăn này chỉ làm dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và khó chịu hơn. Tốt nhất là nhai kỹ, nuốt chậm, ăn thành nhiều bữa nhằm tăng sự bài tiết của nước bọt, giảm acid và bão hòa acid trong dạ dày.
Chọn thức ăn mềm, tăng cường ăn thức ăn giàu tinh bột, trứng, sữa,… không những giàu dinh dưỡng mà còn tốt cho bệnh đau dạ dày. Cụ thể những loại thực phẩm này có khả năng trung hòa acid, hạn chế tiết nhiều acid, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn.
Tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như: Thực phẩm giàu chất béo; Chocolate; nước ép trái cây họ cam quýt; Caffeine; bạc hà,… Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.
Không nên để bụng quá đói, bởi lúc này acid tăng cao rất dễ làm tình trạng đau dạ dày khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
Tránh uống rượu bia và khói thuốc lá
Rượu bia vốn gây hại rất lớn cho thai nhi. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày thì việc ngừng uống rượu là một điều cực kỳ cần thiết, vì thức uống có cồn sẽ làm tình trạng của hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.
Khói thuốc lá gây hại cho phổi và thai nhi đang phát triển. Ngoài ra, nếu bạn bị loét dạ dày khi mang thai, hãy yêu cầu các thành viên nam trong gia đình bỏ thuốc lá ngay nếu để không phải trải qua những biến chứng “kinh khủng” về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Vận động đúng cách
Sau khi ăn hạn chế vận động vì lúc này dạ dày đang làm việc. Nếu vận động thì máu sẽ ít lưu thông vào dạ dày hơn, hạn chế hoạt động của dạ dày, gây đầy bụng, nên tốt nhất là mẹ bầu chỉ vận động sau khi ăn từ 2 đến 3 giờ.
Thường xuyên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, đi bộ… để tăng cường sức đề kháng, làm cho tinh thần thoải mái hơn.