Chào mọi người, em muốn hỏi là điều trị đau bụng mạn tính như thế nào?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Chào mọi người, em muốn hỏi là điều trị đau bụng mạn tính như thế nào?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Hi bạn, mình có tìm kiếm thông tin về định nghĩa đau bụng mạn tính, thì mình thấy như sau:
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG ĐAU BỤNG MẠN TÍNH
Phương pháp điều trị đau bụng mạn tính sẽ phụ thuộc mức độ tổn thương từ nhẹ đến nặng và nguyên nhân gây ra các cơn đau, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp phù hợp.
Xem thêm:
Điều trị đau bụng mạn tính thực thể
Điều trị phụ thuộc vào các nguyên nhân đau bụng mạn tính. Cô Bác, Anh Chị có thể thử thuốc không kê đơn (OTC) để giảm đau nhanh hơn. Các loại thuốc không kê đơn mang lại hiệu quả tốt nhất nếu Cô Bác, Anh Chị sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Các tùy chọn sử dụng thuốc không kê đơn bao gồm:
Các nguyên nhân đường tiêu hóa khác gây đau bụng như ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày hoặc loét dạ dày – tá tràng có thể điều trị triệt để sau khi niêm mạc dạ dày hoặc ruột lành lại. Điều trị y tế có thể bao gồm:
Triệu chứng đau bụng mãn tính do các bệnh lý ung thư tiêu hóa như ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư đại – trực tràng,… phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe và độ tuổi. Các lựa chọn điều trị bao gồm xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch và phẫu thuật.
Lưu ý: Bệnh nhân chỉ sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng đau bụng sau khi được thăm khám và theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị đau bụng mạn tính cơ năng
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị chứng đau bụng cơ năng dứt điểm. Các phương pháp điều trị giúp giảm nhẹ và kiểm soát triệu chứng đau bụng có thể bao gồm giảm căng thẳng, chế độ ăn giàu chất xơ hoặc bổ sung chất xơ và sử dụng thuốc: làm giảm hoặc ngừng co thắt cơ đường tiêu hóa và sử dụng các liệu pháp điều chỉnh hành vi cũng như thay đổi chế độ ăn uống.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị đau bụng mạn tính tại nhà
Ngoài các phương pháp điều trị y tế, Cô Bác, Anh Chị cũng có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau bụng mạn tính nhiều ngày lâu khỏi tại nhà đơn giản như:
Xem thêm: Chẩn đoán đau bụng mạn tính
Hi bạn, sau khi research trên Google thì mình thấy như sau:
Tình trạng sinh lý được điều trị.
Nếu chẩn đoán đau bụng chức năng mạn tính được đặt ra, nên tránh khám và làm xét nghiệm thường xuyên bởi vì bệnh nhân có thể tập trung vào điều đó, họ phàn nàn nhiều hơn hoặc cho rằng bác sĩ thiếu sự tự tin trong chẩn đoán.
Không có phương thức để điều trị đau bụng chức năng mạn tính dứt điểm; tuy nhiên, có rất nhiều biện pháp hữu ích. Những biện pháp này dựa trên nền tảng mối quan hệ tin tưởng, đồng cảm giữa bác sĩ, bệnh nhân và gia đình. Bệnh nhân cần được trấn an rằng họ không gặp nguy hiểm; cần được tìm kiếm các mối quan tâm cụ thể và giải quyết. Bác sĩ nên giải thích các kết quả xét nghiệm, bản chất của vấn đề, cơ chế của cơn đau và bệnh nhân cảm nhận nó như thế nào (ví dụ, có khuynh hướng cảm thấy đau khi gặp căng thẳng). Điều quan trọng là phải tránh những hậu quả tâm lý xã hội tiêu cực kéo dài do đau mạn tính (ví dụ như nghỉ học hoặc nghỉ làm dài ngày, không tham gia các hoạt động xã hội) và thúc đẩy sự độc lập, tự lực và sự tham gia của xã hội. Những chiến lược này giúp bệnh nhân kiểm soát hoặc dung nạp các triệu chứng khi tham gia đầy đủ các hoạt động hàng ngày.
Thuốc như aspirin, NSAIDs, thuốc chẹn thụ thể H2, ức chế bơm proton, và thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể có hiệu quả. Cần tránh nhóm Opioids bởi vì chúng thường dẫn đến sự phụ thuộc.
Các phương pháp nhận thức (ví dụ, hướng dẫn cách thư giãn, điều hòa ngược sinh học, thôi miên) có thể giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái và kiểm soát tình trạng bệnh. Các lần tái khám theo dõi định kỳ nên được lên lịch hàng tuần, hàng tháng hoặc hai tháng một lần tùy thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân và nên tiếp tục cho đến khi vấn đề được giải quyết. Có thể cần giới thiệu bệnh nhân khám tâm thần nếu các triệu chứng vẫn còn, đặc biệt nếu bệnh nhân trầm cảm hoặc gặp những khó khăn tâm lý đáng kể trong gia đình.
Cán bộ nhân viên ở trường học nên để tâm nhiều hơn đến những trẻ đau bụng mạn tính. Trẻ có thể nằm nghỉ ngắn trong phòng y tế trong ngày học, với mong muốn trở lại lớp sau 15 đến 30 phút. Điều dưỡng của trường có thể được phép dùng thuốc giảm đau nhẹ (ví dụ acetaminophen). Điều dưỡng đôi khi có thể cho phép trẻ gọi bố mẹ, họ nên khuyến khích trẻ ở lại trường. Tuy nhiên, một khi cha mẹ ngừng điều trị cho con mình vì lí do đặc biệt hoặc bị bệnh khác, các triệu chứng có thể tồi tệ hơn trước khi chúng thuyên giảm.
Lưu ý:
Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa với độ chính xác cao. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành:
Ngoài ra, Cô Bác, Anh Chị cũng nên thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa, kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp phát hiện sớm những bệnh lý bất thường của cơ thể.