Mọi người cho mình hỏi thuốc để điều trị bệnh trào ngược dạ dày gồm những loại thuốc nào?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người cho mình hỏi thuốc để điều trị bệnh trào ngược dạ dày gồm những loại thuốc nào?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Chào bạn, sau khi tìm hiểu trên nhiều nguồn Google thì mình có các thông tin như sau:
Thuốc điều trị trào ngược dạ dày
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc có thể dùng thuốc không kê toa hoặc thuốc kê toa tùy theo tình trạng của người bệnh.
Thuốc không kê toa điều trị trào ngược dạ dày bao gồm:
Thuốc kê toa điều trị trào ngược dạ dày bao gồm:
Lưu ý: Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc, phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản nào.
Tại sao cần điều trị trào ngược dạ dày thực quản ngay?
Bệnh trào ngược dạ dày là một trong các bệnh lý tiêu hóa diễn tiến thầm lặng, có thể tiến triển và để lại những tổn thương nghiêm trọng nên cần được thăm khám và điều trị sớm. Để tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày giúp bạn có kế hoạch thăm khám và điều trị kịp thời.
Ung thư thực quản là biến chứng nguy hiểm nhất của tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản. Do đó, tầm soát ung thư thực quản sẽ giúp bạn kiểm tra toàn bộ hệ tiêu hóa, xác định các dấu hiệu, biểu hiện bất thường nhằm phát hiện ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị.
Việc chẩn đoán, thăm khám trào ngược dạ dày – thực quản giúp bác sĩ xác định tình trạng bệnh và kiểm tra độ hiệu quả của phác đồ điều trị.
Quy trình chẩn đoán trào ngược dạ dày bao gồm khám lâm sàng và các cận lâm sàng như dịch vụ nội soi dạ dày, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Phụ thuộc vào các triệu chứng và tiểu sử trào ngược dạ dày mà bạn có thể được chỉ định phương pháp nội soi đường tiêu hóa phù hợp.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease) xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày được gọi là thực quản. Dung dịch axit này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của người bệnh.
Nguyên nhân trào ngược dạ dày: khi nuốt thức ăn, bình thường cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) sẽ mở ra và cho phép thức ăn, đồ uống đi từ thực quản xuống dạ dày. Sau đó cơ này đóng lại. Tuy nhiên, như cơ vòng thực quản dưới bị yếu hoặc đóng mở bất thường thì sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Dung dịch axit từ dạ dày sẽ làm tổn thương đường niêm mạc của thực quản, dẫn tới viêm. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác như thoát vị dạ dày, có áp lực đè lên dạ dày như mang thai hoặc thừa cân.
Có rất nhiều người có dấu hiệu trào ngược dạ dày với các mức độ khác nhau. Từ mức độ nhẹ xảy ra một lần một tuần, hoặc trào ngược axit trung bình đến nặng xảy ra ít nhất từ 2 lần trở lên trong một tuần.
Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát sự khó chịu của trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày không kê đơn. Nhưng một số người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể cần dùng thuốc mạnh hơn/thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật để giảm triệu chứng.
Xem thêm: trào ngược dạ dày nên ăn gì
Các biện pháp điều trị bệnh Trào ngược dạ dày thực quản
Bác sĩ có thể khuyên người bệnh trào ngược dạ dày nên thử điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc không kê đơn trước. Nếu người bệnh không thấy các triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc theo toa hoặc phẫu thuật.
Thuốc không kê đơn gồm:
Thuốc kê đơn gồm:
Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.
Địa chỉ 3 phòng khám nội soi dạ dày uy tín tại Tp. HCM:
Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng dịch dạ dày liên tục chảy vào thực quản, “con đường” vận chuyển thức ăn từ miệng đến bao tử. Lúc này, axit trong dịch dạ dày có thể gây tổn thương mô và dẫn đến nhiều triệu chứng khác, chẳng hạn như ợ nóng. Hiện nay không có thuốc điều trị trào ngược dạ dày tốt nhất mà bác sĩ sẽ kê đơn điều trị theo từng tình trạng bệnh để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: người bệnh không tự ý mua thuốc uống khi chưa có chỉ định của bác sĩ! Đặc biệt đối với thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em cần bác sĩ thăm khám chi tiết để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp!
Người mắc bệnh trào ngược dạ dày uống thuốc gì?
Thông thường, đơn thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản do bác sĩ kê đơn sẽ gồm hai nhóm như sau:
Thuốc trung hòa axit
Antacid là loại thuốc điển hình cho nhóm trung hòa axit trong dịch dạ dày. Thuốc trung hòa axit có thể hoạt động như thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản dạng nhẹ. Người bệnh thường dùng thuốc sau bữa ăn.
Nhiệm vụ của antacid là trung hòa lượng axit có trong dịch dạ dày trong thời gian ngắn, từ đó thuyên giảm triệu chứng ợ nóng.
Ngoài ra, một số loại thuốc thuộc nhóm này có thể là thuốc không kê đơn. Thêm vào đó, tác dụng phụ do thuốc trung hòa axit đem lại cũng không đáng kể.
Thuốc giảm tiết axit
Ngoài việc trung hòa axit trong dịch dạ dày, việc hạn chế lượng dịch tiêu hóa được sản sinh cũng góp phần thuyên giảm tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản.
Để dùng thuốc giảm tiết axit như thuốc trị trào ngược dạ dày , bác sĩ thường sẽ chỉ định bạn dùng hai loại sau:
Thuốc kháng histamine H2
Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ức chế histamine, yếu tố kích hoạt quá trình sản xuất axit trong dịch dạ dày sau bữa ăn. Do đó, bạn nên dùng thuốc 30 phút trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ để phòng ngừa tình trạng axit tiếp tục được điều tiết vào ban đêm.
Thuốc kháng histamine H2 là nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản
đặc biệt hữu ích về mặt thuyên giảm triệu chứng ợ nóng. Tuy nhiên, đối với điều trị viêm thực quản, hiệu quả của nó không đáng kể.
Các loại thuốc thường thấy có thể là:
Mặt khác, thuốc kháng histamine H2 cũng có tác dụng phụ, bao gồm:
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Một loại thuốc trị trào ngược dạ dày khác bằng cách giảm tiết axit là thuốc ức chế bơm proton. So với thuốc kháng viêm histamine H2, thời gian tác dụng của nhóm thuốc này kéo dài hơn trong vài trường hợp. Ngoài ra, theo bác sĩ, bạn nên dùng loại thuốc này khoảng một giờ trước khi ăn.
Mặt khác, đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn và đầy bụng là những tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn sử dụng loại thuốc này.