Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến con bạn vô cùng lo lắng. Bé bắt đầu có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới.
Vậy bố mẹ nên chăm sóc con trong độ tuổi dậy thì như thế nào?
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Khi bước vào độ tuổi dậy thì, những thay đổi về tâm sinh lý khiến con bạn vô cùng lo lắng. Bé bắt đầu có những rung động đầu đời hoặc có cảm giác với bạn khác giới.
Vậy bố mẹ nên chăm sóc con trong độ tuổi dậy thì như thế nào?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 0 / 5. Phiếu bầu 0
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
Giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì được xem là một bước ngoặt lớn. Hãy cùng tìm hiểu về giai đoạn dậy thì và những điều bố mẹ cần lưu ý nhé!
1. Dậy thì là gì? Tuổi dậy thì là giai đoạn nào?
Tuổi dậy thì là khoảng thời gian các bé phát triển đến một mốc nào đó và bắt đầu trưởng thành về mặt tình dục.
Dậy thì liên quan đến nhiều biến đổi về tâm sinh lý trong cơ thể, làm hoàn thiện khả năng sinh sản và đặc điểm giới tính thứ cấp (dấu hiệu trưởng thành, chẳng hạn như sự tăng trưởng lông mu).
Thời gian bắt đầu quá trình dậy thì ở mỗi người không giống nhau. Tuổi dậy thì ở các bé gái thường trong độ tuổi từ 10 đến 14, trong khi ở các bé trai là trong khoảng 12 – 16 tuổi. Ngày nay, nữ giới thường bắt đầu dậy thì sớm hơn trước. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng môi trường và dinh dưỡng.
2. Nguyên nhân nào gây ra dậy thì?
Dậy thì là quá trình tự nhiên của cơ thể để trưởng thành về tình dục. Vùng dưới đồi não, tuyến yên tiết ra hormone gonadotropin-releasing (GnRH) làm bắt đầu quá trình dậy thì. GnRH kích thích tuyến yên, cơ quan nhỏ hình hạt đậu kết nối với đáy của vùng dưới đồi, để tạo ra hai hormone: hormone kích thích hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Hai hormone này giúp thúc đẩy các cơ quan sinh dục nam và nữ (tinh hoàn và buồng trứng) bắt đầu sản xuất các hormone giới tính phù hợp, bao gồm estrogen và testosterone, khởi động các dấu hiệu khác của tuổi dậy thì trong cơ thể.
3. Những dấu hiệu khi bé đến tuổi dậy thì là gì?
Dấu hiệu dậy thì ở bé gái
Dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì ở bé gái thường là ngực bắt đầu phát triển. Đầu vú to ra và mềm, một bên vú bắt đầu phát triển trước một vài tháng so với bên còn lại. Lông mu bắt đầu xuất hiện cùng lông trên chân và cánh tay.
Sau 1 năm hoặc khi bắt đầu dậy thì và trong vài năm tới, bé gái sẽ có những dấu hiệu sau:
Sau khoảng 4 năm dậy thì, bé gái sẽ có những dấu hiệu sau: vú phát triển hoàn toàn, lông mu có thể lan ra đùi trong, bộ phận sinh dục phát triển đầy đủ, ngừng phát triển chiều cao. Một tình trạng xảy ra phổ biến ở tuổi dậy thì là rạn da.
Dấu hiệu dậy thì ở bé trai
Dấu hiệu đầu tiên đánh dấu bé trai bước vào tuổi dậy thì thường là tinh hoàn lớn hơn trước, da bìu bắt đầu mỏng và đỏ lên. Lông mu cũng bắt đầu xuất hiện tại gốc dương vật.
Sau một năm khi các dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì bắt đầu và trong vài năm tới, bé trai sẽ có các dấu hiệu sau:
Sau khoảng bốn năm bước vào tuổi dậy thì, bé trai sẽ có các dấu hiệu sau: Bộ phận sinh dục trưởng thành như người lớn và lông mu đã lan rộng đến bên trong đùi, râu bắt đầu phát triển, chiều cao phát triển chậm dần và ngừng phát triển hoàn toàn vào khoảng 16 tuổi (nhưng cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển), hầu hết nam giới sẽ hoàn toàn trưởng thành năm 18 tuổi.
Đối với một số trẻ, giai đoạn dậy thì là một khoảng thời gian khó khăn khi phải đối phó với những thay đổi của cơ thể nhưng đây là thời điểm để trẻ tự ý thức về bản thân. Song đối với một số trẻ khác, dậy thì lại là một khoảng thời gian thú vị, khi trẻ phát triển nhiều cảm xúc và cảm giác mới lạ. Tuy nhiên, những thay đổi cảm xúc đột ngột có thể gây ảnh hưởng tâm lý và tình cảm, chẳng hạn như: Thay đổi tâm trạng không rõ nguyên nhân, lòng tự trọng suy giảm, hiếu chiến, phiền muộn nên bố mẹ cần hết sức lưu tâm đến trẻ.
4. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tuổi dậy thì?
Dậy thì sớm
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm, chẳng hạn như:
Dậy thì muộn
Bé trai và bé gái đều xảy ra tình trạng dậy thì muộn. Yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì muộn, bao gồm:
5. Khi nào bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ?
Khi bạn nhận thấy con bạn có các dấu hiệu sau:
Chỉ với một cuộc điện thoại hay một buổi khám cũng có thể giúp bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về sức khỏe của trẻ và nhận ra vấn đề mà trẻ đang gặp phải. Điều này sẽ giúp giải tỏa căng thẳng giữa bạn và con.
6. Ở tuổi dậy thì con có cần khám sức khỏe định kỳ không?
Thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm được xem là cách hiệu quả để phát hiện ra những rối loạn, đồng thời kiểm tra mức độ tăng trưởng và phát triển của trẻ có bình thường không. Trong buổi khám, bác sĩ sẽ cho con bạn làm các bài tập thử nghiệm và đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ cũng sẽ hỏi những câu về bạn bè, gia đình và các hoạt động thường ngày để biết được trẻ có đang vận động đúng cách không.
Tốt hơn hết, bạn nên để con được trò chuyện riêng tư với bác sĩ. Điều này giúp trẻ có cơ hội đưa ra những câu hỏi mà trẻ cảm thấy không thoải mái khi hỏi bố mẹ. Ngoài khám sức khỏe thể chất, bố mẹ cũng nên đưa con đến gặp nha sĩ để khám sức khỏe răng miệng hàng năm.
7. Bố mẹ có thể giúp con vượt qua tuổi dậy thì bằng cách nào?
Nuôi dạy con là một trách nhiệm lớn lao và cũng là thử thách vô cùng gian nan, đặc biệt khi con bạn bước vào tuổi dậy thì. Thậm chí khi trẻ từ chối tiếp cận hay trò chuyện với bạn, bạn vẫn phải hoàn thành trách nhiệm vô cùng to lớn đó. Mặc dù việc để con tự quyết định là tốt, nhưng bạn hãy nhận ra những giới hạn giữa những thứ trẻ cần và những thứ trẻ muốn một cách công bằng, chắc chắn.
Để biết cách dạy con tuổi dậy thì, ngoài việc làm bạn với con, bạn tham khảo thêm một số cách sau đây:
Ngoài ra, trong giai đoạn dậy thì, điều quan trọng nhất là bố mẹ hãy cho trẻ biết rằng con luôn được yêu thương và quan tâm, thậm chí ngay cả khi bạn không đồng ý với những gì trẻ làm, nhưng đó là vì bạn muốn tốt cho bé.
Bạn hãy giáo dục giới tính và những vấn đề của người trưởng thành cho con theo cách tự nhiên và cởi mở nhất, đồng thời không ngừng duy trì nó. Tốt hơn, bạn nên bắt đầu việc này trước khi trẻ dậy thì, nhờ đó con bạn biết được những gì bản thân mình nên làm, những gì bé nên tránh. Nếu bạn không thể, hãy nhờ đến bác sĩ tâm lý, một người bạn thân tín hay một thành viên khác trong gia đình. Đừng để trẻ tư tìm hiểu mọi thông tin liên quan từ internet, tivi hay từ những đứa trẻ khác.
Tham khảo từ hellobacsi