Dấu hiệu đau bụng cảnh báo bệnh gì?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Dấu hiệu đau bụng cảnh báo bệnh gì?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Đau bụng có thể khác nhau về cảm giác. Đôi khi, dấu hiệu đau bụng có thể âm ỉ hoặc có cảm giác nóng rát. Cơn đau cũng có thể lan ra sau lưng hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Dấu hiệu đau bụng cũng có thể khác nhau về thời gian và cường độ. Cơn đau có thể không liên tục hoặc liên tục. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc ngày càng nặng hơn.
Một số đặc điểu của triệu chứng đau bụng có thể cảnh báo bệnh bao gồm:
Đau bụng là bệnh gì?
Rất nhiều bệnh có thể là nguyên nhân gây đau bụng như: Trào ngược dạ dày; Loét dạ dày; Viêm túi mật cấp do sỏi hoặc không do sỏi; Viêm ruột thừa cấp; Bệnh túi thừa Meckel; Viêm túi thừa nhỏ ở ruột (diverticulitis) Tắc ruột—ngoài triệu chứng đau còn có thêm buồn nôn, sình bụng, nôn ói và bí trung tiện, đại tiện
Điều quan trọng nhất là hiểu rõ khi nào cần phải đi khám bệnh ngay tại phòng khám tiêu hóa uy tín để xác định chính xác nguyên nhân gây đay bụng là gì.
Dấu hiệu đau bụng dưới
Dấu hiệu đau bụng dưới của chị em liên quan đến nhiều cơ quan như ruột già, ruột non, đường tiết niệu, tử cung… Vì vậy, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu đau bụng cũng là tiếng chuông cảnh báo các vấn đề về sức khỏe chị em.
Đau bụng dưới ở phụ nữ là đau ở vùng bụng dưới rốn, đau âm ỉ kéo dài hoặc đau quặn từng cơn. Chị em thường hay bị đau bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng nếu hiện tượng này kéo dài lâu thì có thể liên quan tới một số căn bệnh nguy hiểm.
Các nguyên nhân gây đau bụng dưới thường gặp
Viêm ruột thừa
Nếu cảm thấy đau nhói vùng bụng dưới bên phải, đau âm ỉ liên tục bị buồn nôn và sốt, hoặc có khi tiêu chảy thì rất có khả năng bạn đang bị viêm ruột thừa. Phần ruột thừa bị viêm này sẽ gây nhiễm trùng ổ bụng và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy bạn cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ sớm.
Sỏi thận
Sỏi thận được hình thành từ muối và khoáng chất trong nước tiểu, lắng đọng tại thận. Bệnh này sẽ đau bụng dưới âm ỉ kèm đau lưng, đau nhức cơ thể do viên sỏi di chuyển từ thận tới bàng quang.
Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích là một loại rối loạn tiêu hóa mạn tính gây ra các cơn đau bụng dưới rốn, chuột rút, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón.
Viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu và tấn công bất niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc thận, gây ra tình trạng đau bụng dưới rốn bên trái, đi tiểu đau, buốt và mót tiểu. Nếu không xử lý dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ thành mạn tính và kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Viêm cổ tử cung
Vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm cổ tử cung. Khi mắc bệnh, chị em sẽ gặp tình trạng ra nhiều huyết trắng và đau bụng dưới.
U nang buồng trứng
Đây là các khối u có chứa dịch lỏng, phát triển bất thường tại buồng trứng do sự phát triển bất thường của hormone hoặc mô trong buồng trứng tạo nên khối u. U nang buồng trứng thường sẽ kèm theo nhiễm trùng đường tiết niệu, đi tiểu nhiều, đi tiểu buốt và đau bụng dưới. Đây là căn bệnh nguy hiểm cần sớm khắc phục để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
U xơ tử cung
Phụ nữ ngoài 30 tuổi sẽ dễ bị u xơ tử cung. Khi chúng hình thành ở thành tử cung sẽ gây chèn ép dẫn đến các cơn đau vùng bụng dưới rốn, đau lưng, kinh nguyệt không đều, bị đau khi quan hệ tình dục, khó khăn trong việc mang thai… Nếu các khối u phát triển quá mức, cần phải phẫu thuật cắt bỏ để đảm bảo sức khỏe.
Tình trạng đau bụng dưới ngoài do các nguyên nhân bệnh lý trên thì cũng có thể do những tác động thường ngày như thường xuyên mang vác đồ nặng trong thời gian dài, ngồi làm việc, nằm ngủ sai tư thế, xương khớp bị lão hóa, không còn dẻo dai, vững chắc cũng dễ gây nhức mỏi, đau người, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, hay uống rượu bia, hút thuốc, dùng chất kích thích cũng khiến đau bụng dưới, đau xương khớp.
Biện pháp khắc phục đau bụng dưới hiệu quả cho chị em
Tình trạng đau bụng dưới ở phụ nữ hầu như đều liên quan đến bệnh phụ khoa. Vì vậy chị em nên vệ sinh vùng kín cẩn thận, nhất là trong những ngày “đèn đỏ”, nên chọn sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH=4-6, chiết xuất từ thảo dược với công nghệ kháng khuẩn Nano bạc, giúp khử mùi hôi, ngăn ngừa viêm nhiễm nấm ngứa, tăng cường sức đề kháng, giúp phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. Hạn chế đồ ăn cay nóng, các món chiên xào, hạn chế rượu bia, cà phê, đồ uống có ga, thuốc lá, nghỉ ngơi hợp lý…
Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/dau-bung-duoi-dau-hieu-canh-bao-nhieu-benh-nguy-hiem-169185514.htm
Các dấu hiệu đau bung theo vị trí
Nguồn: https://vnexpress.net/nhan-dien-con-dau-qua-vi-tri-noi-tang-co-the-3909654.html
Đau bụng bên trái là bệnh gì?
Có thể nói, các bác sĩ dựa vào vị trí đau của bệnh nhân để bước đầu chẩn đoán họ đang mắc bệnh gì? Bệnh nhân hãy xác định chính xác vị trí đau bụng, đó là phía trên bên trái hay phía dưới bên trái. Điều này sẽ giúp các bác sĩ trong quá trình khám và chẩn đoán bệnh khá nhiều.
Đau bụng trên bên trái là bệnh gì?
Hiện tượng đau bụng bên trái phía trên xảy ra ở rất nhiều bệnh nhân, tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vì thế, họ thường chủ quan và không đi khám để được phát hiện bệnh sớm. Vậy đau bụng trên bên trái là triệu chứng của bệnh gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
Đầu tiên, bạn cần xác định được vùng bụng trên là ở đâu? Người ta coi vùng bên trên là phần từ xương ức và dài trên rốn. Thông thường, đau bụng âm ỉ ở khu vực bụng trên bên trái chứng tỏ một số cơ quan như: tụy, thận trái và dạ dày đang hoạt động không ổn định.
Đối với bệnh nhân bị thận, dấu hiệu rõ rệt nhất đó là lưng trái đột nhiên bị đau nhói. Sau đó, cơn đau di chuyển sang bụng trái phía trên khiến người bệnh vận động khó khăn. Bên cạnh những biểu hiện trên, một số người còn bị đi tiểu ra máu và có hiện tượng sốt cao.
Người bị đau dạ dày sẽ có cảm giác bụng nóng, đau bụng bên trái âm ỉ, thỉnh thoảng còn thấy xuất hiện cơn đau quằn quại. Bệnh nhân khi ăn chưa hoặc cay nóng thì sẽ cảm nhận được cơn đau bụng rất rõ ràng. Nếu bạn thấy có một số triệu chứng đi kèm như: ợ chua, hay chướng bụng thì nên đi khám sớm để được điều trị dạ dày.
Ngoài ra, đau bụng trên bên trái cũng có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến tụy tạng. Bệnh nhân phải trải qua những cơn đau quặn ở bụng trên và vùng lưng.
Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì?
Phần bụng dưới bên trái là nơi tập trung nhiều cơ quan thiết yếu của cơ thể, trong đó chủ yếu là cơ quan tiêu hóa và bài tiết.
Lý do chính khiến bạn bị đau bụng bên trái phía dưới đó là do rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ cảm thấy đau quằn quại ở bụng dưới kèm theo hiện tượng tiêu chảy. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bụng trở nên cứng và đau nhẹ khi chạm vào bụng. Tuy nhiên, bệnh này không quá nghiêm trọng và không mất quá nhiều thời gian điều trị.
Đau bụng dữ dội ở phía dưới bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh liên quan đến bàng quang. Bệnh nhân cần chú ý để phân biệt với các bệnh khác có thể gặp phải. Bên cạnh hiện tượng đau bụng, một số dấu hiệu khác như: đi tiểu nhiều lần, có lẫn máu hoặc bị buốt khi đi vệ sinh.
Các bác sĩ cũng chỉ ra rằng, hiện tượng bụng trái phía dưới bị đau xuất phát từ bệnh viêm loét đại tràng, trực tràng hoặc bệnh sỏi tiết niệu. Đây là những căn bệnh cần được điều trị sớm để hạn chế những hậu quả khôn lường.
Đau bụng dưới là bệnh gì?
Đau bụng dưới do viêm túi thừa
Viêm túi thừa xảy ra khi một hoặc nhiều túi thừa bị viêm, nhiễm khuẩn. Bệnh nhân bị viêm túi thừa thường có những biểu hiện như đi ngoài đau bụng dưới, đau bụng bên trái, tiêu chảy, sốt nhẹ,….Viêm túi thừa nếu không được điều trị có thể gây ra tình trạng rách thành ruột, dẫn đến viêm phúc mạc, áp-xe, tắc ruột,…
Đau bụng dưới do viêm ruột
Viêm ruột là một trong những bệnh lý về tiêu hóa thường gặp. Bệnh xảy ra do vi rút hoặc vi khuẩn tấn công hệ tiêu hóa dẫn đến các tổn thương nghiêm trọng và ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của cơ quan này. Bệnh nhân mắc bệnh viêm ruột thường có các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt, chán ăn, kiệt sức,…Bệnh viêm ruột nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng khác như viêm loét đường tiêu hóa, tắc nghẽn đường ruột, ung thư,….
Đau bụng dưới do hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích xảy ra khi chức năng của ruột bị rối loạn dẫn đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng. Bệnh này thường có các biểu hiện như đi ngoài bị đau bụng dưới, đầy hơi, ợ chua,…. Đây là bệnh lý chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bệnh nhân cần đến bệnh viện thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp để làm giảm sự khó chịu và bất tiện mà bệnh mang lại.
Đau bụng dưới do viêm đại tràng
Bệnh nhân mắc viêm đại tràng thường có các biểu hiện như đi ngoài xong đau bụng dưới, đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi,…. Bệnh này gây nhiều phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống thường ngày. Đây cũng là bệnh lý có nhiều biểu hiện phức tạp và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh về đường tiêu hóa khác. Vì vậy, khi có những biểu hiện bất thường bệnh nhân cần đi khám để phát hiện và chữa trị sớm.
Đau bụng dưới do tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh này có thể lây lan nếu không được xử lý tốt. Tiêu chảy xảy ra do các vi rút vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh có trong thức ăn, nước uống,… xâm nhập vào hệ tiêu hóa. Điều này dẫn đến bệnh nhân bị đi ngoài lỏng đau bụng. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị đau bụng đi ngoài 3 ngày.
Đau bụng dưới do ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người bệnh ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh dẫn đến bị đi ngoài đau bụng buồn nôn. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân cần bổ sung đủ nước hoặc điện giải và nghỉ ngơi thoải mái. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện bất thường như chóng mặt, đau bụng đi ngoài ớn lạnh, đau bụng dữ dội, chân tay run,… cần được đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Đau bụng nhưng không đi ngoài được là bệnh gì?
Đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là hiện tượng thường gặp của những người mắc bệnh táo bón kinh niên. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó khăn khi đi đại tiện, chỉ đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần, cảm giác đau rát ở hậu môn, phân thường khô cứng, thậm chí rặn mãi mà không thể ra được. Hầu hết nguyên nhân của hiện tượng này là do chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất xơ và uống ít nước lại thường xuyên ăn đồ cay nóng. Bệnh táo bón kinh niên sẽ gây nứt kẽ hậu môn, chảy máu và nguy cơ mắc bệnh trĩ tăng cao hơn.
Đau bụng buồn nôn là bệnh gì?
Đau bụng buồn nôn có thể đang mắc một số bệnh về đường tiêu hóa đặc biệt là viêm loét dạ dày, đại tràng.
Kèm theo những cơn đau bụng, buồn nôn, bạn có thể ợ chua, ợ nóng.
Cảm giác đau thường tăng khi đói, cơn đau thường khu trú ở vùng trên rốn.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cùng những yếu tố thuận lợi như: căng thẳng thần kinh, stress, tác dụng phụ của một số thuốc giảm đau, chống viêm, corticoid,… Hoặc do thiếu ngủ, thức khuya, chế độ ăn thiếu khoa học, ăn nhiều đồ chua cay, sử dụng bia, rượu,…