Mọi người ơi cho mình hỏi bị đau bụng cấp tính là gì?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người ơi cho mình hỏi bị đau bụng cấp tính là gì?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Hi bạn, sau khi tìm hiểu về đau bụng cấp tính thì mình thấy như sau:
Đau bụng là một triệu chứng phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào và thường có thể tự khỏi. Tuy nhiên, một cơn đau bụng cấp tính có thể là dấu hiệu báo động của một bệnh lý cần cấp cứu hoặc điều trị khẩn cấp.
Định nghĩa đau bụng cấp tính
Mọi người thường chủ quan và xem đau bụng như là một triệu chứng bình thường, nguyên nhân có thể do bị ngộ độc thực phẩm, ăn quá no hoặc đơn giản là khó tiêu, chỉ cần nghỉ ngơi hoặc sử dụng một số dung dịch hỗ trợ tiêu hóa, thuốc trị đau bụng sẽ hết. Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng cấp tính có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nguy hiểm.

Đau bụng cấp tính là gì?
Cơn đau cấp tính có thể là đau nhói, đau quặn hay đau lan toả khắp bụng. Cơn đau bụng cấp tính có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào ở bụng như vùng thượng vị, bụng dưới, vùng quanh rốn, phần bụng bên trái hoặc bên phải, đôi khi cơn đau cũng có thể lan ra sau lưng hoặc vùng chậu.
Triệu chứng đau bụng cấp tính có thể do nhiễm trùng, tắc nghẽn, tắc mạch máu hoặc liên quan đến các loại bệnh lý khác nhau như viêm loét dạ dày, viêm tụy, viêm thận, sỏi niệu quản, ung thư,… Đặc biệt, đau bụng cấp tính có thể là vấn đề ngoại khoa cần phẫu thuật cấp cứu như viêm ruột thừa cấp, nang buồng trứng xoắn ở nữ,…
Chính vì thế, khi cơn đau bụng xuất hiện, Cô Bác, Anh Chị đừng nghĩ đến việc chịu đựng một lúc rồi sẽ hết. Thay vào đó, Cô Bác, Anh Chị hãy chú ý đến vị trí và tính chất cơn đau, các triệu chứng kèm theo để có thể giúp ích cho việc tìm nguyên nhân và điều trị, đặc biệt là có thể nhận ra tình trạng cần khẩn trương đến cơ sở y tế ngay.
Phân loại triệu chứng đau bụng cấp tính
Phân loại đau bụng cấp tính phụ thuộc vào các cấu trúc liên quan với nhau và thường được chia thành các loại đau bụng sau:
Đau cục bộ
Đau cục bộ (đau tạng): cơn đau xuất phát từ các cơ quan trong ổ bụng do tổn thương, được chi phối bởi dây thần kinh tự chủ. Đau bụng cấp tính do nội tạng thường mơ hồ, âm ỉ và có thể đi kèm với buồn nôn, khiến người bệnh khó xác định vị trí đau, đồng thời cơn đau có xu hướng lan tỏa tới các vùng có cùng nguồn gốc cấu trúc với cơ quan ban đầu như:
Đau toàn thể
Đau toàn thể (đau thành) xuất phát từ màng phúc mạc lót trong khoang bụng (khoang phúc mạc). Khác với đau cục bộ, dây thần kinh phúc mạc nhạy cảm với các vết cắt, rách hoặc kích ứng như xuất huyết, nhiễm trùng, viêm hoặc tổn thương do hóa chất. Đau toàn thể thường khiến người bệnh cảm thấy rất nhói nhưng lại có thể xác định được vị trí đau.
Đau quy chiếu
Đau quy chiếu là cảm giác đau xuất hiện ở xa vị trí gây đau, nguyên nhân là do sự dẫn truyền cảm giác của các sợi thần kinh ở tủy sống. Các cơn đau quy chiếu bao gồm đau bả vai do cơn đau quặn mật, đau vùng tiểu khung do cơn đau quặn thận, đau vai do máu hoặc nhiễm trùng kích thích cơ hoành.
Tính chất của cơn đau như thế nào?
Lưu ý là tính chất cơn đau có thể thay đổi theo thời gian như tắc nghẽn đường mật đôi khi sẽ tiến triển thành viêm túi mật cấp tính, các điểm đau khu trú như trong viêm tuỵ cấp sẽ có thể trở thành cơn đau lan toả khắp bụng nếu tuỵ bị hoại tử và có tình trạng viêm phúc mạc.
Các vị trí đau bụng định hướng nguyên nhân
– Viêm đường mật
– Viêm gan, áp xe gan, ung thư gan
– Loét tá tràng
– Viêm đáy phổi phải
– Áp xe dưới hoành
– Viêm thực quản
– Chứng khó tiêu
– Viêm tuỵ cấp
– Phình động mạch chủ
– Nhồi máu cơ tim vùng hoành
– Viêm tuỵ cấp
– Vỡ lách/Nhồi máu lách
– Viêm phổi
– Áp xe dưới hoành
– Viêm ruột
– Viêm tuỵ cấp
– Viêm ruột
– Tắc ruột non
– Vỡ phình động mạch chủ bụng
– Thiếu máu mạc treo
– Thoát vị rốn
– Viêm ruột
– Viêm túi thừa
– Viêm hạch mạc treo
– Túi thừa Meckel
– Viêm nhiễm vùng chậu
– Bệnh Crohn
– Sỏi niệu quản phải
– Xoắn buồng trứng phải (nữ)
– Thai ngoài tử cung (nữ)
– Viêm nhiễm vùng chậu
– Viêm túi thừa
– Thai ngoài tử cung (nữ)
– Viêm tiền liệt tuyến (nam)
– Viêm nhiễm vùng chậu
– Sỏi niệu quản trái
– Táo bón
– Hội chứng ruột kích thích
– Xoắn buồng trứng trái (nữ)
– Thai ngoài tử cung (nữ)
Trong đó, bất kể nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng viêm phúc mạc đều có thể gây ra cơn đau lan toả khắp bụng như:
Diễn tiến của cơn đau bụng cấp tính
Các cơn đau khởi phát đột ngột (trong vài giây), đau dữ dội là biểu hiện của thủng hoặc vỡ như thủng ổ loét dạ dày tá tràng, vỡ túi phình động mạch chủ. Đôi khi chúng cũng là biểu hiện của nhồi máu cơ tim hoặc tắc mạch máu mạc treo cấp tính.
Sau vài phút, cơn đau sẽ tăng lên nhanh chóng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Cơn đau khởi phát sẽ tăng dần theo thời gian (trên vài giờ), mức độ đau tăng dần có thể do một trong những nguyên nhân sau đây:
Các yếu tố làm tăng hoặc giảm cơn đau
Các yếu tố làm tăng cơn đau bụng
Bệnh nhân bị viêm phúc mạc toàn thể do viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm túi mật và viêm tụy thường cảm thấy đau hơn khi hắt hơi, ho hoặc khi vận động (cơn đau thành). Cơn đau giảm khi nằm im.
Đặc tính này khác với bệnh nhân bị đau quặn thận, thường đau quằn quại không thể nằm im.
Các yếu tố làm giảm cơn đau bụng
Bệnh nhân tắc ruột có cơn đau tạng và thường giảm đau tạm thời sau khi ói.
Cơn đau đến từ hội chứng ruột kích thích và bệnh táo bón thường sẽ tạm thời thuyên giảm sau khi đi tiêu hoặc có thể liên quan đến những thay đổi trong thói quen đi tiêu.
Cơn đau do tắc nghẽn dạ dày hoặc ruột non trên có thể tạm thời giảm bớt khi nôn hoặc giảm chướng bụng do tắc nghẽn.
Uống thuốc kháng axit hoặc ăn có thể tạm thời làm giảm cơn đau do loét dạ dày – tá tràng vì cả thức ăn và thuốc kháng axit đều trung hòa axit gây kích ứng vết loét nguyên nhân gây ra cơn đau.
Xem thêm về:
Hi bạn, còn theo mình tìm hiểu trên Google thì thấy như sau:
Đau bụng là một triệu chứng thường gặp và 80% các trường hợp có liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa (dạ dày, ruột, gan mật, tụy). Tuy nhiên, những bệnh lý ngoài đường tiêu hóa gây đau bụng cấp nguy hiểm cũng có thể gặp như: cơn đau quặn thận do sỏi (có thể gây suy thận chức năng cấp), thai ngoài tử cung vỡ choáng, bóc tách động mạch chủ ngực – bụng, nhồi máu cơ tim thành dưới,… Tính chất cơn đau bụng thường rất đa dạng như:
Cơn đau bụng thường được chia làm 2 dạng đó là: Đau bụng cấp tính và đau bụng mạn tính.
Xem thêm:
Phòng ngừa đau bụng cấp tính tại nhà
Không phải tất cả các nguyên nhân gây đau bụng đều có thể được phòng ngừa. Tuy nhiên, Cô Bác, Anh Chị có thể hạn chế nguy cơ bị đau bụng bằng các phương pháp sau:
Lưu ý:
Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa với độ chính xác cao. Dựa vào tính chất cơn đau, vị trí đau mà bác sĩ sẽ chỉ định một trong những phương pháp nội soi sau đây:
Tùy thuộc vào phương pháp và tính trạng sức khỏe mà người bệnh có thể được bác sĩ tiến hành nội soi tiền mê hoặc nội soi truyền thống.