Khi đi thăm khám ở bệnh viện, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác triệu chứng khó nuốt do bệnh lý gì?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Khi đi thăm khám ở bệnh viện, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm nào để chẩn đoán chính xác triệu chứng khó nuốt do bệnh lý gì?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Hi bạn, nuốt khó do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và các dấu hiệu, triệu chứng cũng dễ bị nhằm lẫn với các bệnh lý khác. Mình xin chia sẻ nguồn mình tìm hiểu được về cách chẩn đoán nuốt khó như sau:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG NUỐT KHÓ
Để chẩn đoán chính xác chứng khó nuốt, bác sĩ sẽ kết hợp khám lâm sàng và cận lâm sàng giúp loại trừ các bệnh liên quan và tìm ra nguyên nhân chính khiến người bệnh có cảm giác nuốt khó.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ đánh giá và sàng lọc dựa vào tiền sử bệnh, các triệu chứng, dấu hiệu người bệnh đang mắc phải. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ thực hiện khám sức khỏe tổng quát và thu thập thông tin tình trạng sức khỏe bệnh nhân thông qua các câu hỏi như:
Khám sức khỏe tổng quát cần tập trung vào kiểm tra thần kinh, rối loạn tiêu hóa, các mô liên kết, tình trạng dinh dưỡng và bất kỳ bất thường nào về da và cơ. Trong quá trình khám sức khỏe, các bác sĩ sẽ xem xét các vấn đề sau:
Cận lâm sàng chẩn đoán
Dựa vào tiền sử bệnh, các đánh giá và sàng lọc trong bước khám lâm sàng, người bệnh có thể thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng như xét nghiệm, nội soi tiêu hóa, chẩn đoán hình ảnh hoặc đánh giá chức năng giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng tổng quát và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Xét nghiệm
Kiểm tra trở kháng và pH: đo độ pH trong thực quản giúp bác sĩ xác định bệnh trào ngược axit dạ dày – thực quản có ảnh hưởng đến chức năng nuốt không.
Nội soi ống tiêu hóa
Nội soi dạ dày – thực quản có thể lấy mẫu sinh thiết phụ thuộc vào tình trạng hoặc nghi ngờ của bác sĩ trong quá trình nội soi. Các mẫu sinh thiết giúp tìm tình trạng viêm, bạch cầu ái toan, hẹp hoặc các khối u có nguy cơ ung thư hóa.
Chẩn đoán hình ảnh
Chụp X-quang với chất cản quang: dung dịch Bari được phủ lên toàn bộ thực quản giúp hình ảnh thực quản hiện rõ trên phim chụp X-quang, dựa vào đó bác sĩ có thể thấy những bất thường bên trong ống thực quản, vị trí tắc, chiều dài đoạn tắc cũng như đánh giá được hoạt động của cơ.
Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): được đánh giá cao hơn so với chụp X-quang, đặc biệt trong việc chẩn đoán ung thư, chụp CT thực quản có thể phát hiện có khối u, tình trạng di căn và mức độ khối u phát triển như thế nào.
Ngoài ra, chụp MRI cũng có thể được chỉ định để tạo hình chi tiết các cơ quan và mô, giúp bác sĩ có thể đánh giá tổng quan và chính xác hơn.
Đánh giá chức năng
Đánh giá chức năng nuốt: Cô Bác, Anh Chị được yêu cầu nuốt các loại thực phẩm có phủ Bari với thành phần khác nhau. Phương pháp này giúp cung cấp hình ảnh thức ăn, chất lỏng di chuyển qua hầu họng xuống thực quản. Hình ảnh sẽ cho bác sĩ thấy các bất thường trong sự phối hợp của cơ miệng và cổ họng khi Cô Bác, Anh Chị nuốt. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể xác định xem thức ăn có đi vào khí quản không. Phương pháp này thường được thực hiện chung với nội soi sợi quang qua đường mũi.
Kiểm tra cơ thực quản bằng áp kế (Manometry): một ống nhỏ được đưa vào thực quản và nối với một máy ghi áp suất để đo mức độ co thắt cơ của thực quản khi Cô Bác, Anh Chị nuốt. Tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ cũng giúp bệnh nhân phát hiện ung thư giai đoạn sớm, giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả hơn.
Tìm hiểu thêm về: Điều trị chừng nuốt khó
Chào bạn, khi người bệnh gặp phải chứng khó nuốt trong thời gian dài và không rõ nguyên nhân gây bệnh là gì, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng miệng họng cho người bệnh bằng một cái gương nhỏ hoặc sử dụng một ống nhỏ mềm nội soi để đưa vào mũi hoặc họng của người bệnh, thủ thuật nội soi sẽ giúp quan sát rõ hơn các bộ phận sau của lưỡi, họng và thanh quản và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây ra tình trạng.
Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện một số xét nghiệm khác bao gồm:
Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh là gì, các bác sĩ chuyên khoa mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và triệt để ở người bệnh.
Tìm hiểu thêm về: