Mọi người ơi, cho em hỏi là chẩn đoán tìm nguyên nhân gây đi ngoài ra máu như thế nào?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người ơi, cho em hỏi là chẩn đoán tìm nguyên nhân gây đi ngoài ra máu như thế nào?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Hi bạn, chẩn đoán đi ngoài ra máu dựa vào các thăm khám lâm sàng, tiền sử bệnh lý, các biểu hiện, triệu chứng người bệnh đang mắc phải và các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán xác định có phải là máu trong phân hay không, tìm nguyên nhân và mức độ của bệnh để có thể điều trị đúng và kịp thời, tránh diễn tiến nặng.
Xem thêm: Đi ngoài ra máu là gì
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG ĐI NGOÀI RA MÁU
Bất kỳ chi tiết nào người bệnh có thể cung cấp về tình trạng đi ngoài ra máu sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí chảy máu. Ví dụ, phân có màu đen, màu hắc ín có thể là vết loét hoặc các vấn đề khác ở phần trên của đường tiêu hóa. Máu đỏ tươi thường cho thấy có vấn đề ở phần dưới của đường tiêu hóa như bệnh trĩ hay viêm túi thừa.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ thu thập thông tin tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe và mức độ nghiêm trọng, tổn thương, nguyên nhân gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu.
Cô Bác, Anh Chị cần khai báo rõ ràng, cụ thể và chi tiết tình trạng sức khỏe, các biểu hiện, triệu chứng, dấu hiệu, tần suất xuất hiện các triệu chứng liên quan đến tiêu ra máu.
Bên cạnh đó, Cô Bác, Anh Chị cũng cần cho bác sĩ biết các thông tin về chế độ ăn uống, tiền sử bệnh lý tiêu hóa, các phẫu thuật đã được thực hiện và các loại thuốc Cô Bác, Anh Chị đang sử dụng kể cả thực phẩm chức năng.
Để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ hỏi Cô Bác, Anh Chị một số câu hỏi sau:
Ngoài ra ở bước khám lâm sàng, bác sĩ sẽ quan sát và dùng tay mang găng khám hậu môn, trực tràng để đánh giá xem có máu theo găng không, có búi trĩ hay khối u không,…
Dựa vào màu máu hoặc hình dạng phân mà các bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng cần thực hiện để loại trừ các bệnh lý liên quan và thu hẹp phạm vi chẩn đoán.
Cận lâm sàng chẩn đoán
Sau khi hỏi bệnh sử và khám sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân xuất huyết và đánh giá được mức độ nguy hiểm cũng như vị trí tổn thương bên trong ống tiêu hóa.
Xét nghiệm
Rửa mũi dạ dày (sonde mũi-dạ dày) là thủ thuật có thể cho bác sĩ biết liệu chảy máu ở đường tiêu hóa trên hay dưới. Rửa mũi dạ dày sẽ bao gồm việc loại bỏ các chất trong dạ dày thông qua một ống được đưa vào dạ dày qua mũi. Nếu dạ dày không có máu, máu có thể đã ngừng chảy hoặc nhiều khả năng là ở đường tiêu hóa dưới.
Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một số xét nghiệm khác nhằm tìm dấu hiệu của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng đặc biệt là vi khuẩn Helicobactor pylori thường gây viêm loét dạ dày, như:
Chẩn đoán hình ảnh
Sau khi xác định được vị trí tổn thương, bác sĩ có thế chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện thêm một số chẩn đoán hình ảnh để xác định mức độ xâm lấn và kích thước tổn thương bên trong ruột, bao gồm:
Trong một số trường hợp đại tiên ra máu nghiêm trọng, bác sĩ cần mổ ổ bụng để thăm dò các vị trí bị chảy máu mà nội soi không thể quan sát được như ruột non.
Nội soi ống tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn vàng trong việc chẩn đoán các bệnh lý ống tiêu hóa và tìm ra nguyên nhân gây nên triệu chứng đi ngoài ra máu. Ngoài ra, thông qua nội soi bác sĩ có thể quan sát toàn bộ ống tiêu hóa giúp chẩn đoán mức độ tổn thương và thực hiện sinh thiết tế bào giải phẫu bệnh để xác định các bệnh thường có triệu chứng đi cầu ra máu như viêm loét, xuất huyết tiêu hóa, bệnh viêm ruột, ung thư,…
Các phương pháp nội soi thường được sử dụng như:
Xem thêm về:
Hi bạn, theo mình tìm hiểu trên Google thì thấy:
Đi ngoài ra máu có thể phát hiện được bằng mắt thường khi tình trạng đã diễn biến nặng. Trên thực tế, đi ngoài ra phân có lẫn máu có thể đã diễn ra từ lâu nhưng với lượng ít khiến bạn không để ý, thậm chí là rất khó quan sát bằng mắt thường. Do đó, những người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nên thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân.
Xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là một trong những xét nghiệm quan trọng và hiệu quả trong sàng lọc ung thư đại trực tràng. Trước khi thực hiện xét nghiệm, bệnh nhân cần tránh ăn các thực phẩm như: chuối, củ cải, cá trích, thực phẩm giàu vitamin C…
Nếu kết quả bất thường, bác sĩ có thể chỉ định thêm một vài phương pháp khác như: nội soi, chụp khung đại tràng, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, siêu âm.
Tìm hiểu thêm: Điều trị đi ngoài ra máu
Lưu ý:
Phòng ngừa đi ngoài ra máu
Hiện tượng đi ngoài ra máu thường xảy ra do các bệnh lý đường tiêu hóa làm ảnh hưởng đến lớp niêm mạch ống tiêu hóa, vì vậy để phòng ngừa đi cầu ra máu Cô Bác, Anh Chị nên hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tiêu hóa, bao gồm:
Tìm hiểu thêm về: