Mng ơi, cho em hỏi là chẩn đoán tìm nguyên nhân gây đau bụng mạn tính gồm những xét nghiệm gì?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mng ơi, cho em hỏi là chẩn đoán tìm nguyên nhân gây đau bụng mạn tính gồm những xét nghiệm gì?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Hi bạn, sau khi tìm hiểu thông tin về định nghĩa đau bụng mạn tính mình xin trả lời như sau:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN TRIỆU CHỨNG ĐAU BỤNG MẠN TÍNH
Đau bụng mạn tính nhiều ngày lâu khỏi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên và các dấu hiệu, triệu chứng cũng dễ bị nhằm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác triệu chứng đau bụng mãn tính, bác sĩ sẽ kết hợp khám lâm sàng cẩn thận và làm những cận lâm sàng cần thiết.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên giúp bác sĩ nắm được thông tin bệnh sử, tình trạng bệnh lý cũng như sức khỏe hiện tại của Cô Bác, Anh Chị.
Xem thêm:
Để chẩn đoán đau bụng mạn tính và đánh giá mức độ nghiêm trọng của cơn đau, bác sĩ sẽ hỏi một số đặc điểm: vị trí đau, hướng lan, thời điểm đau, thời gian kéo dài cơn đau, mức độ đau, tính chất cơn đau, yếu tố khởi phát và các triệu chứng đi kèm, tần suất xuất hiện và tiền sử bệnh lý
Xem thêm:
Cận lâm sàng chẩn đoán
Dựa vào tiền sử bệnh, các đánh giá và sàng lọc trong bước khám lâm sàng, người bệnh có thể thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng cần thiết như xét nghiệm, nội soi hoặc chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng tổng quát và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Xét nghiệm
Một số các xét nghiệm cận lâm sàng có thể được bác sĩ yêu cầu để xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng đau bụng mạn tính, bao gồm:.
Nội soi ống tiêu hóa
Nội soi tiêu hóa là tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh lý tiêu hóa với độ chính xác cao. Bác sĩ có thể sẽ tiến hành:
Chẩn đoán hình ảnh
Đánh giá hình ảnh của bệnh nhân đau bụng mạn là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để tránh những chi phí tốn kém không cần thiết và biến chứng có thể có.
X-quang bụng
X-quang bụng không chuẩn bị là một chẩn đoán X-quang đầu tiên.
X-quang ổ bụng để tìm kiếm vấn đề bệnh lý liên quan đến thận, niệu quản hoặc bàng quang còn được gọi là KUB.
Siêu âm
Siêu âm (Ultrasonography) có thể cho những thông tin chẩn đoán trong một số trường hợp.
Siêu âm rất đặc hiệu cho chẩn đoán các bệnh lý ở đường tiêu hóa, mật và buồng trứng như: sỏi mật, viêm ruột thừa, viêm túi mật hoặc u nang buồng trứng bị vỡ,… là các nguyên nhân gây đau bụng.
Siêu âm tiện dụng, chi phí thấp và không tiếp xúc với tia X. Khả năng chẩn đoán của siêu âm bị giới hạn ở bệnh nhân thừa cân, ruột chướng hơi và tràn khí dưới da.
Chụp X-quang Bari
Chụp X-quang Bari dạ dày – ruột non (ống thiêu hóa trên và phần nối tiếp với ruột non) có thể hữu ích trong việc chẩn đoán viêm, loét và tắc nghẽn trong ống tiêu hóa trên.
Lưu ý:
Kỹ thuật X-quang xâm lấn có thể có vai trò trong một số tình huống bao gồm chẩn đoán hình ảnh học mạch máu và can thiệp điều trị thuyên tắc mạch mạc treo và chảy máu đường tiêu hóa cấp tính.
Chụp cắt lớp vi tính
Chụp cắt lớp vi tính (CT scan – Computed tomographic scanning) có thể giúp đánh giá toàn bộ vùng bụng chậu của bệnh nhân tương đối nhanh chóng. Chụp cắt lớp vi tính hữu ích trong chẩn đoán viêm tụy, ung thư tụy, viêm ruột thừa và viêm túi thừa, cũng như chẩn đoán áp xe trong ổ bụng. Chụp CT các mạch máu trong ổ bụng có thể phát hiện các bệnh do động mạch cản trở máu đến các cơ quan tiêu hóa.
Chụp cộng hưởng từ
Chụp cộng hưởng từ (MRI – Magnetic resonance imaging) cung cấp được các hình ảnh cắt ngang nhưng không bị nhiễm tia X-quang. MRI rất hữu ích trong việc chẩn đoán nhiều bệnh lý tương tự như chụp cắt lớp CT.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định thêm chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP) hoặc nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP).
Xem thêm: Điều trị đau bụng mạn tính
Chào bạn, còn mình tìm kiếm thông tin trên Internet thì thấy cần bổ sung các thông tin sau:
Trong các trường hợp sau đây, bạn cần phải gọi cấp cứu 115 ngay hoặc nhờ người đưa đến phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất khi bị đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu sau:
Trong trường hợp cơn đau bụng của bạn không nằm trong nhóm trên, nhưng nó vẫn khiến bạn lo lắng hoặc cơn đau kéo dài vài ngày chưa hết thì bạn hãy gọi điện đến bệnh viện để hẹn lịch khám.
Trong quá trình chờ đi khám, bạn hãy thử tìm cách làm giảm bớt các cơn đau bụng của bạn như:
Ngoài ra, Cô Bác, Anh Chị cũng nên thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa, kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ giúp phát hiện sớm những bệnh lý bất thường của cơ thể.