Chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp gồm những gì?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp gồm những gì?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp là cách duy nhất để nhận biết được sự tồn tại của vi khuẩn này trong cơ thể người bệnh. Hiện có 4 phương pháp xét nghiệm đang được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn Hp. Căn cứ vào từng ca bệnh và điều kiện chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định/ sử dụng phương pháp phù hợp để tiến hành xét nghiệm cho bệnh nhân. Các phương pháp bao gồm:
Xét nghiệm máu chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp
Ở người bị nhiễm khuẩn Hp, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể kháng Hp lưu hành trong máu. Xét nghiệm máu cho phép định lượng được kháng thể này trong máu, từ đó đánh giá tình trạng nhiễm Hp.
Đây là loại xét nghiệm nhanh, đơn giản nhưng ít được áp dụng vì giá trị chẩn đoán không cao, xét nghiệm có thể dương tính cả khi vi khuẩn Hp tồn tại trong đường ruột, trong miệng và xoang.
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp, dù Hp trong dạ dày đã bị tiêu diệt hết thì kháng thể kháng Hp vẫn có thể tiếp tục lưu hành trong máu một vài tháng tới một vài năm; nếu dựa vào xét nghiệm máu để chẩn đoán nhiễm Hp sẽ dễ xảy ra tình trạng dương tính giả. Chính vì vậy, phương pháp này cũng không đủ tin cậy để áp dụng vào việc theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị.
Chẩn đoán kiểm tra nhiễm khuẩn Hp qua hơi thở (Urea Breath Test)
Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm chính xác nhất và thuận tiện hàng đầu cho việc theo dõi kết quả điều trị nhiễm khuẩn Hp.
Trước khi kiểm tra hơi thở, người bệnh sẽ được uống 1 viên thuốc hoặc 1 dung dịch có chứa Urea gắn phân tử Carbon đồng vị C13 hoặc C14. Nếu có Hp trong dạ dày thì Hp sẽ tạo ra men urease và thủy phân Urea trong thuốc uống vào thành Amoniac và khí Carbonic.
Khí Carbonic với phân tử C13 hoặc C14 này được hấp thu vào máu và đào thải qua phổi. Người ta sẽ đo lượng C13 hoặc C14 thải ra trong hơi thở của người thử, từ đó xác định được vi khuẩn Hp có hoạt động (sinh ra urease) trong dạ dày không.
Xét nghiệm phân chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp
Phân là nơi thải trừ vi khuẩn Hp từ dạ dày ra bên ngoài. Lấy mẫu phân xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang sẽ giúp phát hiện Hp một cách chính xác. Xét nghiệm này cũng được ưu tiên sử dụng trong đánh giá bệnh nhiễm khuẩn Hp. Nhược điểm của xét nghiệm phân tìm Hp là cho kết quả chậm, việc lấy mẫu phân ít nhiều gây bất tiện cho cả người bệnh lẫn kỹ thuật viên.
Nội soi sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm Hp
Bác sĩ có thể quan sát được hình thái tổn thương tại dạ dày (ổ viêm, loét…), trên cơ sở đó sẽ sinh thiết lấy một mảnh mô bệnh tại vị trí tổn thương qua nội soi dạ dày, để làm xét nghiệm Clotest hoặc nuôi cấy vi khuẩn và kết hợp làm kháng sinh đồ.
Các xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp từ mô bệnh này đều có độ đặc hiệu cao. Bên cạnh đó, phương pháp nuôi cấy có thể cho kết quả kháng sinh đồ, kết quả này là cơ sở để các bác sĩ sử dụng đúng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn trong điều trị Hp.
Ưu điểm lớn của phương pháp này là giúp chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp; đồng thời đánh giá được mức độ, vị trí tổn thương trong dạ dày và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Tuy nhiên, phương pháp cũng có nhược điểm là phải can thiệp nội soi nên bệnh nhân buộc phải làm thêm nhiều kỹ thuật thăm dò, xét nghiệm bổ trợ trước khi nội soi để bảo đảm an toàn như: nhịn ăn, xét nghiệm máu chảy, xét nghiệm đông máu cơ bản…
Bạn cần liên hệ phòng khám nội soi dạ dày để được các Trợ lý Bác sĩ tư vấn hoặc đến thăm khám để Bác sĩ hỗ trợ điều trị hiệu quá, tránh tái phát.
Xem thêm: nhiễm khuẩn Hp là bệnh gì