Cả nhà có thể chỉ cho mình một số cách điều trị xuất huyết tiêu hóa được không ạ?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Cả nhà có thể chỉ cho mình một số cách điều trị xuất huyết tiêu hóa được không ạ?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Điều trị xuất huyết tiêu hóa phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân gây chảy máu và mức độ tổn thương xâm lấn vào các lớp tế bào của ống tiêu hóa.
Nội soi ống tiêu hóa và xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân là hai phương pháp mang lại kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định bạn thực hiện thêm một số cận lâm sàng để loại trừ các bệnh lý tiêu hóa liên quan.
80% bệnh nhân có thể tự cầm máu mà không cần các biện pháp can thiệp. Tuy nhiên, để điều trị khỏi hoàn toàn triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa, bác sĩ cần đánh giá được mức độ và lưu lượng chảy máu, cầm máu kịp thời, hồi sức truyền dịch qua tĩnh mạch, đánh giá nhóm máu và sàng lọc, truyền máu nếu phát hiện bệnh nhân có các triệu chứng như mệt mỏi, thiếu máu, xanh xao, suy nhược,…
Sau khi cầm được máu và truyền dịch giúp nhịp tim và huyết áp ổn định, các bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp can thiệp tiếp theo như phẫu thuật, tiêm thuốc điều trị, truyền máu, nội soi, cắt polyp,…
Các cách điều trị xuất huyết tiêu hóa sẽ khác nhau phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân và nguồn gốc bệnh lý được phát hiện. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu vẫn là cầm máu, truyền dịch và truyền máu giúp cơ thể bệnh nhân được ổn định sau đó sẽ kết hợp với các phương pháp điều trị can thiệp khác.
Bảo vệ đường thở
Một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân tử vong là máu tràn vào đường hô hấp khiến người bệnh khó thở, tắc nghẽn đường thở, máu tràn vào phổi,… Biện pháp khắc phục là đặt nội khí quản đối với các bệnh nhân nôn kém, hôn mê, mất ý thức, đặc biệt là nếu cần thực hiện nội soi dạ dày sau đó.
Truyền dịch và truyền máu
Đối với các bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa kèm hiện tượng hạ huyết áp thì bác sĩ nên bắt đầu truyền dịch qua tĩnh mạch ngay lập tức. Người trưởng thành khỏe mạnh là 500ml – 1000ml nước muối sinh lý cho đến khi huyết áp cải thiện và đối với trẻ em tối đa là 2000ml.
Đối với các bệnh nhân bị thiếu máu, suy nhược, nhịp tim đập yếu, xanh xao, nhợt nhạt cần thực hiện truyền máu hồi sức cho đến khi khối lượng hồng cầu được hồi phục, sau đó sẽ truyền theo số lượng máu bị mất.
Với những bệnh nhân lớn tuổi hoặc những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành có thể dừng truyền máu khi chỉ số Hct ổn định ở mức 30%. Trẻ nhỏ hoặc người chảy máu kinh niên thì không khuyến khích truyền máu trừ khi chỉ số Hct dưới 23%.
Chỉ số Hct hay còn gọi là Hematocrit biểu hiện tỷ lệ thể tích hồng cầu / thể tích máu toàn bộ là chỉ số thể hiện hàm lượng hồng cầu có trong máu.
Thuốc điều trị
Tiêm thuốc ức chế bơm proton qua đường tĩnh mạch (PPI) để ngăn chặn sản xuất axit trong dạ dày tránh gây viêm loét dạ dày – tá tràng và làm giảm các dấu hiệu, triệu chứng xuất huyết tiêu hóa trên.
Tiêm thuốc Octreotide với những bệnh nhân nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa vỡ giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày, bắt đầu với liều 50 mcg và tiếp tục truyền thuốc qua tĩnh mạch 50 mcg/giờ trong những giờ tiếp theo.
Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và kháng axit để điều trị các bệnh nhiễm trùng tiêu hóa, viêm, loét, nhiễm khuẩn Hp.
Cầm máu có can thiệp
Đối với viêm loét dạ dày có xuất huyết thực hiện nội soi cầm máu như đốt điện, tiêm xơ, dùng nhiệt, kẹp clip hoặc laser. Nếu không thể cầm máu qua nội soi, bác sĩ có thể tiến hành nút mạch hoặc phẫu thuật để khâu cầm máu, có thể thực hiện phẫu thuật làm giảm tiết axit cùng lúc đối với các trường hợp đã điều trị bệnh viêm loét dạ dày nhưng có xuất hiện chảy máu tái phát.
Xuất huyết tiêu hóa trên do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản – dạ dày có thể điều trị bằng thắt thun, tiêm xơ hoặc phẫu thuật nối thông 2 hệ tĩnh mạch cửa chủ còn gọi là phương pháp TIPS.
Xuất huyết do trĩ nội cấp tính hay mạn tính thường tự hồi phục. Nếu bệnh nhân chảy máu kéo dài cần được nội soi hậu môn để thắt dây cao su, tiêm, cầm máu hoặc phẫu thuật.
Đối với phẫu thuật cắt polyp, cắt khối u, vá vết loét, cắt búi trĩ thường sẽ tự hồi phục hoặc có thể sử dụng kèm một số loại thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được thực hiện để điều trị xuất huyết tiêu hóa dưới mà bệnh nhân cần truyền trên 6 đơn vị máu (một đơn vị máu có khối lượng 250 ml) và việc xác định chính xác vị trí chảy máu trước phẫu thuật cực quan trọng. Để xác định chính xác vị trí, bệnh nhân có thể được chỉ định dịch vụ nội soi đại trực tràng hoặc các chẩn đoán hình ảnh khác như siêu âm, X-quang, chụp CT,…
Nếu không thể xác định chính xác vị trí chảy máu, bác sĩ có thể tiến hành cắt một phần đại tràng. Phương pháp này thường không được khuyến khích bởi nguy cơ gây tử vong cao hơn nhiều và khả năng có thể không loại bỏ được vị trí chảy máu với tỷ lệ tái phát lên đến 40%. Tuy nhiên, trong trường hợp này bác sĩ cần đánh giá và đưa ra quyết định khẩn trương, tránh trì hoãn để không gây mất máu và nguy hiểm cho bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa và cần truyền trên 10 đơn vị máu thì tỷ lệ tử vong khoảng 30%.
Để hạn chế và giúp phòng ngừa xuất huyết tiêu hóa, bạn nên khám sức khỏe tổng quát thường xuyên và tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ theo tư vấn của bác sĩ.
Tham khảo: Giá nội soi tiêu hóa không đau tại Doctor Check.