Mọi người cho mình hỏi bị ung thư thực quản có cách điều trị nào khỏi hoàn toàn không ạ?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người cho mình hỏi bị ung thư thực quản có cách điều trị nào khỏi hoàn toàn không ạ?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Tiên lượng ung thư thực quản phụ thuộc vào giai đoạn bệnh được phát hiện. Nếu phát hiện trong giai đoạn sớm, ung thư thực quản có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp mắc bệnh ung thư thực quản hiếm khi được chữa khỏi do bệnh nhân thường phát hiện trễ, xem thường các dấu hiệu, cố gắng chịu đựng hoặc đến khám khi ung thư thực quản ở giai đoạn cuối.
Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), tỷ lệ điều trị thành công và tiên lượng sống còn trên 5 năm của bệnh nhân ung thư thực quản ở giai đoạn sớm (khi tế bào ung thư còn khu trú ở lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc) là 47%.
Vì vậy, để phát hiện các dấu hiệu ung thư trong giai đoạn sớm, bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên thực hiện tầm soát ung thư thực quản hoặc nội soi tiêu hóa định kỳ.
Cách điều trị ung thư thực quản
Đối với ung thư giai đoạn 0, 1 và 2, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u, đồng thời có thể kết hợp với hóa xạ trị trước phẫu thuật để làm giảm kích thước khối u, tăng tỷ lệ phẫu thuật thành công và điều trị dứt điểm nguy cơ gây ung thư.
Trong giai đoạn 2 và 3, khi kích thước khối u đã lớn, bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng phương pháp hóa xạ trị bổ trợ để làm giảm kích thước khối u, không cho tế bào ung thư lan sang các cơ quan khác. Khi khối u giảm đến kích thước phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ.
Riêng đối với ung thư thực quản giai đoạn cuối, bệnh nhân không nên điều trị ung thư thực quản bằng phương pháp phẫu thuật, người bệnh chỉ nên được điều trị giảm nhẹ kết hợp với hóa trị liệu.
Sau khi xác định được giai đoạn của ung thư thực quản, các phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân. Các cách điều trị ung thư thực quản bao gồm phẫu thuật cắt bỏ, hóa trị, xạ trị, điều trị giảm nhẹ hoặc chăm sóc hỗ trợ.
Phẫu thuật ung thư thực quản
Ngoài ung thư thực quản giai đoạn cuối, phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhất. Đối với các tổn thương đã được khẳng định chỉ ở bề mặt niêm mạc bằng siêu âm nội soi có thể điều trị cắt hớt niêm mạc (EMR) hoặc bóc dưới niêm (ESD) qua nội soi. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u và các mô lành tính xung quanh, đồng thời loại bỏ tất cả các hạch bạch huyết gần đó và một phần phía trên dạ dày để loại bỏ triệt để yếu tố gây ung thư.
Sau khi cắt bỏ một phần thực quản, dạ dày sẽ được kéo lên nối với phần thực quản còn lại và tạo hình dạ dày bằng ruột non hoặc đại tràng. Phẫu thuật tạo hình thực quản phải đảm bảo lưu thông xuống dạ dày phù hợp vì cắt thực quản thường kèm với cắt thần kinh phế vị hai bên.
Trong một số trường hợp, một phần dạ dày cũng sẽ được cắt bỏ cùng với thực quản và phần còn lại của dạ dày sẽ được tạo hình lại cho phù hợp. Các phương pháp hóa xạ trị tân bổ trợ hoặc hóa trị đơn thuần không xạ trị cũng có thể được cân nhắc trong một số trường hợp. Các biến chứng sau phẫu thuật ung thư thực quản có thể xảy ra bao gồm:
Hóa trị ung thư thực quản
Hóa trị ung thư thực quản không mang lại hiệu quả cao, các khối u đáp ứng kém với phương pháp hóa trị đơn độc. Không có loại thuốc mang lại hiệu quả điều trị cao, tỉ lệ đáp ứng và giảm kích thước khối u chỉ từ 10% – 40%.
Thông thường, các phác đồ hóa trị ung thư thực quản sẽ được các bác sĩ kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc và sử dụng trong một khoảng thời gian. Hóa trị liệu có thể được sử dụng cả trước và sau khi phẫu thuật để giảm kích thước khối u và tiêu diệt hoàn toàn tế bào ung thư thực quản, đồng thời thuốc hóa trị cũng giúp giảm các triệu chứng do ung thư gây ra.
Một vài tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc hóa trị như:
Xạ trị ung thư thực quản
Trong phần lớn các trường hợp, xạ trị ung thư thực quản sẽ kết hợp với hóa trị đối với các bệnh nhân có khả năng chữa khỏi thấp và một vài trường hợp ung thư đang trong giai đoạn phát triển.
Phương pháp xạ trị chống chỉ định đối với các bệnh nhân xuất hiện rò khí thực quản, do khi khối u nhỏ lại có thể khiến lỗ rò lớn hơn. Ngoài ra, bệnh nhân bị khối u xâm lấn mạch máu cũng không được khuyến khích xạ trị vì bệnh nhân có thể sẽ bị vỡ mạch máu khi khối u nhỏ lại.
Thời gian đầu khi xạ trị, bệnh nhân có thể bị phù nề khiến tình trạng tắc nghẽn thực quản trở nên nghiêm trọng hơn, vì thế bác sĩ có thể phải nong và đặt stent thực quản, trong một số trường hợp, bệnh nhân phải được mở thông dạ dày ra da để đưa chất dinh dưỡng vào nuôi cơ thể.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình xạ trị bao gồm:
Điều trị giảm nhẹ
Điều trị giảm nhẹ giúp hạn chế tắc nghẽn thực quản, giúp bệnh nhân có thể ăn uống dễ dàng hơn, một số phương pháp điều trị giảm nhẹ như nong thực quản bằng bóng, đặt stent thực quản, xạ trị, laser nội soi và liệu pháp quang đông.
Chăm sóc hỗ trợ
Phương pháp chăm sóc hỗ trợ thường dùng để đưa các chất dinh dưỡng vào cơ thể nếu bệnh nhân bị tắc nghẽn thực quản bằng các phương pháp mở thông dạ dày ra da bằng dịch vụ nội soi thực quản hoặc phẫu thuật, liệu pháp này sẽ nâng cao hiệu quả điều trị của các phương pháp khác.