Mọi người cho mình hỏi cách điều trị bệnh tiêu chảy như thế nào vậy ạ?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người cho mình hỏi cách điều trị bệnh tiêu chảy như thế nào vậy ạ?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Hầu hết trường hợp tiêu chảy mức độ nhẹ đều tự khỏi trong thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, với mức độ nặng hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng đi kèm, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.
Chẩn đoán, thăm khám bệnh tiêu chảy có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh từ ngay giai đoạn thăm khám và hỏi tình trạng sức khỏe, triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải.
Ngoài các triệu chứng, bác sĩ cũng sẽ dựa vào các dấu hiệu, tiền sử bệnh lý và thực hiện các cận lâm sàng như xét nghiệm, nội soi tiêu hóa,… cần thiết giúp chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh được chính xác, từ đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường, cách điều trị bệnh tiêu chảy gồm điều trị triệu chứng, điều trị nguyên nhân và điều trị biến chứng nếu có.
Điều trị triệu chứng bệnh tiêu chảy
Thuốc cầm tiêu chảy là một biện pháp ngắn hạn, tạm thời để hạn chế tình trạng đi ngoài. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm dịu cơ co bóp nhu động ruột có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Một số loại thuốc điều trị tiêu chảy bao gồm:
Tuy nhiên, một số nguyên nhân tiêu chảy do vi khuẩn gây viêm dạ dày như Salmonella, Shigella và Clostridioides difficile có thể khiến các triệu chứng tệ hơn khi dùng các loại thuốc trị bệnh tiêu chảy trên.
Điều trị nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Nếu có thể cần tìm nguyên nhân và điều trị để giải quyết tận gốc tình trạng tiêu chảy.
Ví dụ, một số trường hợp mắc bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng cần dùng thuốc kháng sinh.
Ở những người bị bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng phải có lộ trình điều trị và theo dõi lâu dài. Nếu tiêu chảy do ăn uống hoặc dị ứng thực phẩm, loại bỏ những thức ăn là nguyên nhân gây bệnh sẽ giải quyết được tình trạng này.
Nếu nguyên nhân là do các loại thuốc kháng sinh người bệnh đang sử dụng thì bác sĩ có thể sẽ giảm liều lượng hoặc thay thế bằng một loại kháng sinh khác.
Điều trị biến chứng
Tiêu chảy cấp hay mạn tính đều có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như mất nước, rối loạn điện giải và suy dinh dưỡng. Do đó, hãy đảm bảo bù đủ nước và điện giải cho cơ thể phòng biến chứng.
Nếu người bệnh không tự uống được hoặc trường hợp bệnh tiêu chảy mất nước nặng, cần truyền dịch đường tĩnh mạch tại cơ sở y tế. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh cũng rất quan trọng để mau hồi phục và đề phòng suy dinh dưỡng.
Chữa bệnh tiêu chảy giảm nhẹ biến chứng bằng cách bù nước và chất điện giải sẽ khác nhau ở từng đối tượng.
Đối với người lớn
Người bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây (trừ nước táo), nước dùng hoặc nước khoáng để bù lại lượng nước mất đi khi bị tiêu chảy.
Nếu nước làm rối loạn dạ dày hoặc gây nôn, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên truyền dịch qua tĩnh mạch. Mục đích là để tránh mất nước, hay điều trị nếu có mất nước.
Theo hướng dẫn chung, người bệnh phải uống ít nhất 200ml dịch sau mỗi lần tiêu chảy, lượng dịch bù này sẽ cộng thêm với lượng dịch bình thường bệnh nhân uống. Ví dụ, một người lớn bình thường sẽ uống khoảng 2 lít/ngày, nhiều hơn ở những quốc gia nắng nóng. Lượng dịch 200ml sau mỗi lần tiêu chảy khuyến cáo ở trên là lượng thêm vào lượng dịch bình thường.
Nếu có nôn, hãy đợi 5 – 10 phút sau đó bắt đầu uống nước trở lại, nhưng uống chậm hơn. Ví dụ, uống 1 ngụm mỗi 2 – 3 phút, nhưng đảm bảo tổng lượng dịch đưa vào cơ thể như đã mô tả ở trên.
Sẽ cần phải uống nhiều hơn nếu bị mất nước. Bác sĩ sẽ đưa ra lượng dịch người bệnh cần phải bù là bao nhiêu nếu có mất nước.
Đối với trẻ em
Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: đối với trẻ bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên và lâu hơn bình thường vì trẻ cần năng lượng để hoạt động, tăng trưởng cũng như để chống đỡ bệnh tật.
Cho trẻ uống dung dịch ORS – “nước biển khô”: một gói pha 1 lít nước chín, uống 50 – 100ml sau mỗi lần tiêu tiêu chảy ở trẻ < 2 tuổi, 100 – 200ml ở trẻ > 2 tuổi, cho trẻ uống từng muỗng hoặc uống từng ngụm nhỏ. Ngoài các lần đi tiêu chảy, cho trẻ uống thêm nước cháo, nước chín.
Tiếp tục cho trẻ ăn: tâm lý các bà mẹ thường không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cử, nhưng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa.
Tầm soát ung thư trực tràng và dịch vụ nội soi đại trực tràng được bác sĩ khuyến cáo đói với những bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính, có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc gia đình có người mắc bệnh ung thư.
Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.
Điều trị tiêu chảy sẽ phụ thuộc vào các triệu chứng, tuổi và sức khỏe nói chung, mức độ nghiệm trọng của tiêu chảy của trẻ.
Mất nước là mối quan tâm chính đối với bệnh tiêu chảy. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ sẽ điều trị bằng cách bổ sung chất lỏng bị mất theo nhiều cách khác nhau như bù nước và điện giải, truyền dịch. Thuốc kháng sinh có thể được kê khi nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Trẻ em nên uống nhiều nước, việc này giúp bổ sung các chất lỏng mà cơ thể bị mất. Nếu trẻ bị mất nước, phụ huynh hãy đảm bảo rằng: