Mọi người cho em hỏi người bị bệnh viêm dạ dày thì nên uống loại thuốc gì?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người cho em hỏi người bị bệnh viêm dạ dày thì nên uống loại thuốc gì?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.
Chào bạn, mình tìm hiểu trên Google thì thấy có một số thông tin như sau:
Viêm dạ dày uống thuốc gì?
Một số loại thuốc điều trị viêm dạ dày/đau dạ dày thường gặp bao gồm:
Cụ thể như sau:
Thuốc kháng axit (antacids) điều trị viêm dạ dày
Thuốc kháng axit (antacids) là thuốc trung hòa axit dạ dày để giảm chứng ợ nóng, đau do viêm dạ dày, khó tiêu do dư axit. Một số thuốc kháng axit cũng chứa simethicon, một thành phần giúp cơ thể bạn giảm bớt triệu chứng đầy hơi. Ví dụ về thuốc kháng axit bao gồm: Alka-Seltzer, Magnesia, Alternagel, Amphojel, Gelusil, Maalox, Mylanta, Rolaids, Pepto-Bismol…
Bạn nên dùng thuốc kháng axit chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo nhãn gói. Nếu bạn sử dụng dạng thuốc viên, hãy nhai chúng thật kỹ trước khi nuốt để giảm đau do viêm dạ dày nhanh hơn. Tuyệt đối không dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng axit vì có thể gây ra các tác dụng phụ của thuốc bao gồm táo bón, tiêu chảy do rối loạn nhu động ruột và co thắt dạ dày. Ngoài ra, không dùng thuốc kháng axit nếu bạn bị bệnh thận mãn tính.
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) điều trị viêm dạ dày
Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) được sử dụng để ngăn ngừa chứng ợ nóng, đau do viêm dạ dày khi xảy ra thường xuyên, thường là trên 2 lần một tuần. Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế axit là bằng cách ngăn chặn các vị trí sản xuất axit trong tế bào thành của dạ dày. Các ức chế bơm proton hiện đang được dùng bao gồm: omeprazole (Prilosec, Prilosec OTC, Zegerid), lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant).
Để đạt hiệu quả cao, bạn cần dùng thuốc ức chế bơm proton mỗi ngày một lần khi bụng đói. Thông thường, bạn sẽ uống thuốc vào mỗi buổi sáng, 30-60 phút trước khi ăn sáng, để kiểm soát axit dạ dày trong ngày.
Các tác dụng phụ của thuốc ức chế bơm proton thường hiếm gặp như tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn và nôn ói, đau bụng. Ngoài ra, thuốc cũng có thể làm tăng khả năng mắc phải nhiễm trùng đường ruột hoặc phổi, tăng nguy cơ gãy xương đùi, cổ tay và cột sống. Nguy cơ cao nhất là nằm ở những người dùng thuốc từ một năm trở lên.
Thuốc ức chế thụ thể H2 điều trị viêm dạ dày
Thuốc ức chế thụ thể H2 là một nhóm thuốc có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng gây ra dư thừa axit trong dạ dày. Mặc dù chúng không có tác dụng nhanh như thuốc kháng axit, nhưng tác dụng của chúng tồn tại lâu hơn. Các thuốc phổ biến thuộc nhóm này bao gồm nizatidine (Axid), famotidine (Pepcid, Pepcid AC), cimetidine (Tagamet, Tagamet HB), ranitidine (Zantac).
Thuốc ức chế thụ thể H2 được sử dụng phổ biến nhất để điều trị đau dạ dày do viêm dạ dày hoặc cả loét dạ dày – tá tràng. Bên cạnh đó, thuốc ức chế thụ thể H2 cũng được sử dụng để làm giảm các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản với các triệu chứng của kích ứng thực quản chẳng hạn như ợ nóng, buồn nôn hoặc khó nuốt.
Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng axit và thuốc chẹn H2 cùng nhau với thời gian ngắn nhằm đạt hiệu quả giảm các cơn đau do viêm dạ dày. Đồng thời, bạn nên dùng thuốc trước bữa ăn đầu tiên trong ngày. Trong một số trường hợp, bạn cũng có thể uống trước bữa ăn tối vì phải mất 30 đến 90 phút để các loại thuốc này hoạt động. Tuy vậy, những lợi ích sẽ kéo dài vài giờ hay các triệu chứng có thể cải thiện đến 24 giờ sau khi dùng thuốc.
Các tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc ức chế H2 là nhẹ như táo bón, tiêu chảy, đau đầu và buồn nôn hoặc nôn mửa.
Lưu ý bệnh viêm dạ dày
Viêm dạ dày cấp là bệnh lý phổ biến, nếu bệnh lý tiến triển thành mạn tính sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bác sĩ khuyến khích người bệnh nên đi thăm khám hệ tiêu hóa nếu gặp các triệu chứng sau:
Bác sĩ sẽ thực hiện khám và chỉ định cận lâm sàng cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột, hướng dẫn các biện pháp giúp giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bác sĩ khuyến cáo Cô Bác, Anh Chị nên đăng ký khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư dạ dày định kỳ để phát hiện sớm các triệu chứng và có phương pháp can thiệp kịp thời.
Để xác định nguyên nhân gây bệnh và phân loại viêm niêm mạc dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định Cô Bác, Anh Chị thực hiện một hoặc nhiều cận lâm sàng như nội soi ống tiêu hóa, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ có thể chỉ định dịch vụ nội soi dạ dày có hoặc không có sinh thiết nhằm mục đích xác định nguyên nhân của các triệu chứng, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về dạ dày.
Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.
Địa chỉ 3 phòng khám nội soi dạ dày uy tín tại Tp. HCM: