Mọi người cho mình tham khảo người bị ung thư đại trực tràng thì nên ăn gì vậy ạ?
Share
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
You must login to ask a question.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Mọi người cho mình tham khảo người bị ung thư đại trực tràng thì nên ăn gì vậy ạ?
Nếu bạn tìm được nội dung hữu ích,
vui lòng đánh giá 5 sao nhé.
Điểm trung bình 5 / 5. Phiếu bầu 1
Cảm ơn bạn đã bình chọn.
Đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng, cơ thể không thể tự tổng hợp và đáp ứng đủ được lượng calo hoặc protein đầy đủ. Cung cấp lượng calo và protein tối thiểu là điều cần thiết để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn cho cơ thể.
Do vậy, bệnh nhân ung thư đại trực tràng đặc biệt cần thêm protein và chất xơ để hỗ trợ giữ sạch ruột cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Người mắc bệnh ung thư đại trực tràng nên ăn từ 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày để tránh cảm giác buồn nôn và đầy hơi, đặc biệt không được bỏ bữa. Các bữa ăn thường xuyên rất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể trong suốt quá trình điều trị.
Bạn cũng có thể chọn thực phẩm và đồ uống có nhiệt độ phòng hoặc lạnh hơn để hạn chế tình trạng buồn nôn. Tránh các phòng có mùi và nhờ người khác chuẩn bị bữa ăn cho bạn là rất cần thiết.
Ung thư đại trực tràng nên ăn gì?
Theo nghiên cứu của Viện ung thư Dana-Faber ở Boston, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người đang điều trị ung thư đại trực tràng nên xây dựng các bữa ăn “cầu vồng” hàng ngày, có nghĩa là một chế độ dinh dưỡng với các loại trái cây, củ quả nhiều màu sắc trong một bữa ăn, giúp hỗ trợ hệ miễn dịch. Nghiên cứu này được thực hiện trên 1.000 bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III đang được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị và được chia làm 2 nhóm. Khi ruột của bạn đã đủ khỏe mạnh, bác sĩ cho rằng bạn nên ăn thêm ít nhất từ 5-9 khẩu phần trái cây và rau xanh mỗi ngày, với các loại trái cây, rau củ người bệnh ung thư đại trực tràng nên ăn như sau:
Bổ sung nhiều chất xơ bằng các loại ngũ cốc
Một nghiên cứu đã đươc công bố tại JAMA Oncology cho thấy, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể cải thiện tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn 1. Đặc biệt, thường xuyên ăn hạt ngũ cốc giàu chất xơ cho kết quả điều trị tốt hơn. Theo một nghiên cứu khác cũng ghi nhận rằng, nếu ăn tối thiểu 57 gram hạt óc chó, hạt điều và quả hồ trăn có thể làm giảm một nửa nguy cơ tái phát ung thư đại tràng cho những người điều trị ung thư giai đoạn 3. Tiêu thụ hạt cây cũng làm giảm nguy cơ tử vong sau khi điều trị 53%. Vì vậy bệnh nhân ung thư đại trực tràng được khuyên là nên cố gắng thêm ít nhất 1-2 khẩu phần ngũ cốc nguyên hạt vào mỗi bữa ăn. Bánh mì nguyên hạt có nhiều chất xơ có thể giữ cho bạn no lâu hơn và ngăn ngừa táo bón. Bạn nên tránh bánh mì có nhiều chất béo như bánh mì tỏi và bánh ngọt.
Tăng cường canxi và vitamin D từ các loại thực phẩm từ sữa
Canxi và vitamin D có thể giúp chống lại tế bào ung thư đại trực tràng. Người bị bệnh ung thư đại tràng nên cố gắng tiêu thụ ít nhất là 1200 – 1500 mg canxi (tương đương với 3-4 phần sữa bò) mỗi ngày. Để có đủ lượng sữa trong chế độ ăn uống, người bệnh có thể dùng thêm các loại sữa ít béo hoặc các loại phô mai, váng sữa, sữa chua,… Ngoài ra để đảm bảo cung cấp đủ lượng canxi, người bệnh có thể bổ sung thuốc bổ sung canxi và vitamin D theo hướng dẫn hoặc chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ. Một số lưu ý về nguyên tắc ăn uống và cách chế biến thức ăn cho người bệnh ung thư đại trực tràng:
Trong quá trình điều trị, bạn cũng nên hỏi bác sĩ về các dịch vụ nội soi đại trực tràng hoặc nội soi tiêu hóa định kỳ, các dịch vụ này sẽ giúp bạn theo dõi quá trình hồi phục, chế độ ăn uống đã phù hợp chưa, kiểm soát mức độ tiến triển của bệnh.
Chế độ ăn uống dựa vào triệu chứng của bệnh ung thư đại trực tràng
Theo các tổ chức y tế trên thế giới, tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ được khuyến cáo thực hiện đối với mỗi người, đặc biệt đối với bệnh nhân đang trong quá trình điều trị hoặc đã chữa khỏi bệnh, mục tiêu để kiểm soát và hạn chế tỷ lệ tái phát bệnh.