Sign Up

Continue with Facebook
Continue with Google
or use


Have an account? Sign In Now

Sign In

Continue with Facebook
Continue with Google
or use


Forgot Password?

Don't have account, Sign Up Here

Forgot Password

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.


Have an account? Sign In Now

You must login to ask a question.

Continue with Facebook
Continue with Google
or use


Forgot Password?

Need An Account, Sign Up Here

You must login to ask a question.

Continue with Facebook
Continue with Google
or use


Forgot Password?

Need An Account, Sign Up Here

Please briefly explain why you feel this question should be reported.

Please briefly explain why you feel this answer should be reported.

Please briefly explain why you feel this user should be reported.

Sign InSign Up

Asking Asia

Asking Asia Logo Asking Asia Logo

Asking Asia Navigation

  • Hỏi đáp
    • Đặt câu hỏi
    • Câu hỏi mới
    • Câu hỏi được xem nhiều
  • Khảo sát
  • Cách làm
  • Top list
Search
Ask A Question

Mobile menu

Close
Ask a Question
  • Ẩm thực và Giải trí
  • Câu đố
  • Công nghệ
  • Du lịch
  • Địa lý
  • Máy tính và Điện tử
  • Cuộc sống Gia đình
  • Giáo dục và Truyền thông
  • Khảo sát ý kiến
  • Khoa học
  • Tài chính và Kinh doanh
  • Mối quan hệ
  • Ngày lễ và Truyền thống
  • Nghệ thuật và Giải trí
  • Nhà ở và Làm vườn
  • Pháp luật
  • Phong thủy, Tử vi
  • Sức khỏe
  • Thể thao và Thẩm mỹ
  • Thú cưng và Động vật
  • Triết học và Tôn giáo
  • Xe hơi và Phương tiện Khác
  • Hỏi đáp
    • Đặt câu hỏi
    • Câu hỏi mới
    • Câu hỏi được xem nhiều
  • Khảo sát
  • Cách làm
  • Top list

Q Hot

Ask Q Hot
67 Visits
5 Followers
165 Questions
Home/ Q Hot/Answers
  • About
  • Questions
  • Polls
  • Answers
  • Best Answers
  • Followed
  • Favorites
  • Groups
  • Questions
  • Polls
  • Answers
  • Best Answers
  • Followed
  • Favorites
  • Groups
  1. Asked: May 19, 2022In: Sức khỏe

    Nhiễm khuẩn Hp là bệnh gì?

    Q Hot
    Added an answer on May 19, 2022 at 10:31 am

    Nếu không can thiệp sớm, bệnh có thể diễn tiến mạn tính, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí làm thúc đẩy ung thư dạ dày. Theo thống kê, khoảng 1% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Nhiễm khuẩn Hp là bệnh gì? Nhiễm khuẩn Hp được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trênRead more

    Nếu không can thiệp sớm, bệnh có thể diễn tiến mạn tính, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí làm thúc đẩy ung thư dạ dày. Theo thống kê, khoảng 1% bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Hp có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

    Nhiễm khuẩn Hp là bệnh gì?

    Nhiễm khuẩn Hp được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ nên khó phát hiện, nhưng nó là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. Vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn Hp) sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Chúng có cơ chế tiết Enzym Urease đặc biệt giúp thích nghi với môi trường acid của dạ dày. Sự phát triển và hoạt động của chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm – loét dạ dày, tá tràng. Vi khuẩn Hp rất phổ biến, số lượng người nhiễm rất cao, chỉ kém phổ biến hơn nhiễm khuẩn sâu răng. Đặc biệt, bệnh nhiễm khuẩn Hp dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành với nhiều con đường như:

    • Đường miệng: Đây là con đường lây truyền chủ yếu, khi người lành tiếp xúc với vi khuẩn Hp qua nước bọt hoặc dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh. Có thể lây truyền qua hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống, sinh hoạt,… Do đó, thông thường nếu 1 người nhiễm bệnh thì người thân, người tiếp xúc gần có nguy cơ nhiễm rất cao.
    • Đường phân: Vi khuẩn Hp cũng được đào thải 1 phần qua phân, có thể lây lan ra cộng đồng. Thói quen ăn đồ ăn sống, giữ vệ sinh không sạch sẽ là nguyên do gây lây nhiễm vi khuẩn đường ruột này.
    • Đường khác: Vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm khi sử dụng chung các thiết bị y tế mà không được vệ sinh tiệt trùng tốt như ống nội soi, dụng cụ nha khoa,… Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm qua con đường này không cao.

    Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn Hp. Theo thống kê, ước tính có khoảng 50% dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn Hp, tỷ lệ nhiễm tại các vùng, quốc gia là khác nhau. Một người nhiễm bệnh có thể lây lan cho người thân, kể cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh nếu có thói quen hôn môi, mớm thức ăn,… Mặc dù số người nhiễm vi khuẩn Hp khá cao song không phải trường hợp nào cũng có biểu hiện triệu chứng bệnh hay biến chứng dạ dày. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn tăng hoạt động và gây hại. Triệu chứng nhiễm khuẩn Hp gây ra cũng thầm lặng, khó phát hiện. Thông thường, người bệnh nhiễm khuẩn Hp diễn tiến đau dạ dày thường bị xuất hiện một vài triệu chứng như:

    • Ợ hơi.
    • Đau bụng nhiều lần.
    • Thường xuyên có cảm giác no, đầy hơi.
    • Buồn nôn.
    • Giảm cân không rõ nguyên do.

    Nếu viêm dạ dày hay loét dạ dày nặng, triệu chứng nặng hơn có thể gặp như phân đen, nôn ra máu, đau dạ dày dữ dội, phân có máu tươi,… Nếu gặp phải những triệu chứng này, tốt nhất bệnh nhân nên đi phòng khám tiêu hóa để thăm khám sớm để được xét nghiệm kiểm tra.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  2. Asked: May 17, 2022In: Sức khỏe

    Thuốc điều trị đau dạ dày là gì?

    Q Hot
    Added an answer on May 17, 2022 at 5:38 pm

    Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa, bạn cần đến ngay cơ sở y tế, phòng khám tiêu hóa để được thăm khám và điều trị. Có chế độ sinh hoạt khoa học: Đau dạ dày cRead more

    Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa, bạn cần đến ngay cơ sở y tế, phòng khám tiêu hóa để được thăm khám và điều trị.

    Có chế độ sinh hoạt khoa học: Đau dạ dày chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Vì thế, để việc điều trị đau dạ dày có kết quả tốt, bạn cần có một thói quen sống khoa học, hợp lý:

    • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức ăn tốt cho dạ dày.
    • Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng.
    • Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn.
    • Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng.
    • Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.

    Thuốc điều trị đau dạ dày

    • Thuốc kháng axit (antacids): là thuốc trung hòa axit dạ dày để giảm chứng ợ nóng, đau dạ dày, khó tiêu do dư axit. Một số thuốc kháng axit cũng chứa simethicon, một thành phần giúp cơ thể bạn giảm bớt triệu chứng đầy hơi. Ví dụ về thuốc kháng axit bao gồm: Alka-Seltzer, Magnesia, Alternagel, Amphojel, Gelusil, Maalox, Mylanta, Rolaids, Pepto-Bismol…
    • Thuốc ức chế bơm proton (PPIs): được sử dụng để ngăn ngừa chứng ợ nóng, đau dạ dày khi xảy ra thường xuyên, thường là trên 2 lần một tuần. Cơ chế hoạt động của thuốc ức chế axit là bằng cách ngăn chặn các vị trí sản xuất axit trong tế bào thành của dạ dày. Các ức chế bơm proton hiện đang được dùng bao gồm: omeprazole (Prilosec, Prilosec OTC, Zegerid), lansoprazole (Prevacid), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium), dexlansoprazole (Dexilant).
    • Thuốc ức chế thụ thể H2: là một nhóm thuốc có thể được sử dụng để chữa đau dạ dày do các tình trạng gây ra dư thừa axit trong dạ dày. Mặc dù chúng không có tác dụng nhanh như thuốc kháng axit, nhưng tác dụng của chúng tồn tại lâu hơn. Các thuốc phổ biến thuộc nhóm này bao gồm nizatidine (Axid), famotidine (Pepcid, Pepcid AC), cimetidine (Tagamet, Tagamet HB), ranitidine (Zantac).
    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  3. Asked: May 17, 2022In: Sức khỏe

    Điều trị đau dạ dày như thế nào?

    Q Hot
    Added an answer on May 17, 2022 at 5:32 pm

    Đau dạ dày là tình trạng viêm - loét ở dạ dày gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Điều trị đau dạ dày Đau dạ dày đang trở thành ác mộng của rất nhiều người bởi căn bệnh này sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể ngờ tới nếu như không được chữa đau dạ dàyRead more

    Đau dạ dày là tình trạng viêm – loét ở dạ dày gây ra triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,…

    Điều trị đau dạ dày

    Đau dạ dày đang trở thành ác mộng của rất nhiều người bởi căn bệnh này sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm mà bạn không thể ngờ tới nếu như không được chữa đau dạ dày kịp thời. Chẩn đoán bệnh là bước cần thiết trước khi điều trị đau dạ dày.

    Khuyến cáo: Các bạn không được tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị đau dạ dày khi không được sự cho phép của các bác sĩ.

    Đầu tiên, bạn cần đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và xác định được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào các chẩn đoán, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị đau dạ dày cho bạn sử dụng. Thông thường, các thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thường được sử dụng là:

    • Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng.
    • Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid.
    • Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL.
    • Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạch dạ dày.
    • Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả.

    Sau khi đã uống hết thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh đau dạ dày sẽ có các chuyển biến khác nhau tùy theo chế độ sinh hoạt cũng như cơ địa và tình trạng bệnh của các bệnh nhân. Vì vậy, để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh và xác định đúng phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày, bệnh nhân cần phải tuân theo lịch tái khám bác sĩ yêu cầu.

    Thông thường các bác sĩ tại phòng khám tiêu hóa sẽ kê thuốc theo đơn khoảng 2 – 4 tuần, và sẽ hẹn bệnh nhân tái khám để xem kết quả sau khi sử dụng đơn thuốc đó.

    Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc, hoặc hủy lịch tái khám khi thấy bệnh đã thuyên giảm hoặc không còn triệu chứng nào của bệnh đau dạ dày, đặc biệt bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng lại đơn thuốc, cũng như sử dụng đơn thuốc điều trị đau dạ dày của bệnh nhân khác, điều này cực kì không tốt, đôi khi còn phản tác dụng của thuốc.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  4. Asked: May 10, 2022In: Sức khỏe

    Đau dạ dày là bệnh gì?

    Q Hot
    Added an answer on May 17, 2022 at 5:19 pm

    Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp bao gồm các vấn đề về dạ dày: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Điều này gây nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không những thế, trong nhiều trường hợp, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý sinRead more

    Đau dạ dày là một bệnh lý thường gặp bao gồm các vấn đề về dạ dày: chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn,… Điều này gây nhiều đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Không những thế, trong nhiều trường hợp, bệnh còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sinh lý sinh dục của quý ông, quý bà, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

    Bệnh đau dạ dày rất phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đây còn được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cơ thể bị suy nhược. Việc nắm được những thông tin cơ bản về bệnh như nguyên nhân, các triệu chứng thường gặp và cách điều trị sẽ giúp người bệnh chủ động hơn nếu không may mắc bệnh.

    Có 3 vị trí phổ biến mà người mắc chứng đau dạ dày cần quan tâm:

    • Đau vùng thượng vị: Là vùng nằm trên rốn và dưới xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, cơn đau có thể lan sang vùng ngực hoặc xiên ra sau lưng.
    • Đau vùng bụng giữa: vùng bụng giữa còn được gọi là vùng quanh rốn, nơi đây chứa nhiều cơ quan nội tạng nên rất khó để phân biệt các bệnh lý tại vùng này. Cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ, có thể lan sang vùng bụng phải. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, khó tiêu, ợ chua, đầy bụng,…
    • Đau vùng bụng dưới phía bên trái: Bệnh nhân có cảm giác đau khi đói, ăn vào đỡ đau nhưng tức bụng, nóng bụng, khó tiêu, đầy hơi,…
    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  5. Asked: May 17, 2022In: Sức khỏe

    Trào ngược dạ dày ăn gì?

    Q Hot
    Added an answer on May 17, 2022 at 4:49 pm

    Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hRead more

    Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.

    Trào ngược dạ dày ăn gì?

    • Bánh mì, bột yến mạch: Loại thực phẩm này rất tốt trong việc giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp hạn chế những tổn thương đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.
    • Đỗ, đậu: Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đỏ,…chứa hàm lượng chất xơ cao cùng các amino acid… được lựa chọn tốt nhất dành cho người bị trào ngược dạ dày thực quản.
    • Đạm dễ tiêu: Các loại đạm dễ tiêu bao gồm: Thịt thăn lợn, thịt ngan, thịt lưỡi lợn. Những loại đạm này góp phần giúp trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng của bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày.
    • Sữa chua: Sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, không những thế trong sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng sữa chua hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn khi đói.
    • Nghệ & mật ong: Nghệ, mật ong được sử dụng như một gia vị phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày mà nó còn hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày rất hiệu quả.
    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  6. Asked: May 17, 2022In: Sức khỏe

    Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản là gì?

    Q Hot
    Added an answer on May 17, 2022 at 4:32 pm
    This answer was edited.

    Điều trị trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta. Lượng axit kích thích niêm mạc từ nhẹ đến nặng dần và tạo nên những cơn đau dữ dội. Những trường hợp người bệnh không được điều trị trào ngược dạ dày kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí cRead more

    Điều trị trào ngược dạ dày

    Trào ngược dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến ở nước ta. Lượng axit kích thích niêm mạc từ nhẹ đến nặng dần và tạo nên những cơn đau dữ dội. Những trường hợp người bệnh không được điều trị trào ngược dạ dày kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây bệnh ung thư.

    Điều trị không dùng thuốc

    Bác sĩ sẽ khuyến khích thử thay đổi lối sống lành mạnh để chữa trào ngược dạ dày.

    Dưới đây là một số cách tích cực để cải thiện bệnh:

    • Ăn chậm nhai kỹ. Đừng vội nằm ngay sau khi ăn.
    • Tránh đồ ăn có tính kích thích
    • Duy trì cân nặng thích hợp
    • Hãy cố gắng bỏ thuốc lá
    • Thư giãn, giảm stress

    Thuốc điều trị trào ngược dạ dày

    • Các thuốc kháng acid và Alginate: có thể giảm đau nhanh, tuy nhiên khi dùng đơn lẻ thì không chữa lành được viêm tại thực quản
    • Thuốc để giảm sản xuất acid như thuốc đối kháng H2, không nhanh bằng thuốc kháng axit và Alginate nhưng tác động giảm đau lâu hơn.
    • Các thuốc ức chế bơm Proton (PPI)
    • Đây là các loại thuốc ngăn chặn sự sản xuất acid mạnh và lâu hơn cả thuốc đối kháng H2, giảm triệu chứng nhanh và chữa lành thực quản. Trong các PPI thì Omeprazole và Rabeprazole là thuốc được lựa chọn hàng đầu do tính hiệu quả, an toàn, đặc biệt là Rabeprazol ít phụ thuộc vào CYP2C19 – một kiểu hình chuyển hóa của thuốc.
    • Thuốc hỗ trợ kích thích nhu động (Prokinetics)
    • Việc lựa chọn các thuốc PPI kết hợp prokinetic (thuốc giúp làm rỗng dạ dày nhanh hơn như mosapride…) là một phương pháp có tác dụng tốt, góp phần vào hiệu quả giảm triệu chứng nhanh.
    • Điều trị triệu chứng GERD ngoài thực quản
    • Điều trị nội soi can thiệp

    Điều trị nội soi can thiệp

    Bao gồm khâu (may) khu vực cơ thắt thực quản dưới, về cơ bản là thắt chặt cơ vòng

    Điều trị bằng ngoại khoa

    Phẫu thuật để củng cố cơ vòng thực quản dưới, phẫu thuật thắt chặt các cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn trào ngược bằng cách mổ nội soi.

    Thiết bị thắt bằng từ tính

    Là một vòng các hạt từ tính nhỏ được được quấn quanh cơ vòng thực quản, ngăn cản sự trào ngược từ dạ dày. Tác dụng của các hạt nam châm này cung cấp thêm lực để giữ cơ vòng thực quản đang yếu được đóng lại sau khi đã nuốt thức ăn.

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý thường gặp, các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể dẫn đến nhiều biến chứng trào ngược dạ dày nghiêm trọng.

    Hiện nay, người bệnh cần được chẩn đoán lâm sàng và được điều trị hiệu quả bằng thuốc ức chế bơm proton (PPI) và có thể phối hợp thêm prokinetic, cũng như các biện pháp khác.

    Và tốt hơn là khi bất kì triệu chứng nào của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên đến phòng khám tiêu hóa gặp Bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và có liệu trình điều trị phù hợp nhất với bản thân.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  7. Asked: May 5, 2022In: Sức khỏe

    Loét dạ dày có nguy hiểm không?

    Q Hot
    Added an answer on May 5, 2022 at 4:24 pm

    Bệnh loét dạ dày là một trong những căn bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây đau đớn, phiền toái trong cuộc sống thường ngày nhưng nhiều người thường chủ quan không điều trị kịp thời, khiến loét dạ dày nặng dần lên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Loét dạRead more

    Bệnh loét dạ dày là một trong những căn bệnh về tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây đau đớn, phiền toái trong cuộc sống thường ngày nhưng nhiều người thường chủ quan không điều trị kịp thời, khiến loét dạ dày nặng dần lên dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong.
    Loét dạ dày là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.

    Loét dạ dày có ảnh hưởng lớn đến một bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ thực dưỡng cho cơ thể. Bị loét dạ dày chủ yếu là do vi khuẩn Hp gây ra, loét dạ dày là vết loét hở vi khuẩn có thể lây nhiễm dễ dàng, vì vậy chúng ta không nên xem thường nó. Đặc biệt là khi loét dạ dày mạn tính, nó bào mòn lớp niêm mạc dạ dày gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây chính là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn đến ung thư nếu không được điều trị.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  8. Asked: May 3, 2022In: Sức khỏe

    Các loại thuốc nào gây buồn nôn khi uống?

    Q Hot
    Added an answer on May 3, 2022 at 4:14 pm

    Một trong các tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân gây buồn nôn, trong đó có một số nhóm thuốc như sau: Các thuốc kháng sinh như erythromycin (Erythrocin), Aspirin, Thuốc kháng viêm không có cấu trúc steroid (NSAID) như thuốc ibuprofen và naproxen, Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như chẹnRead more

    Một trong các tác dụng phụ của thuốc là nguyên nhân gây buồn nôn, trong đó có một số nhóm thuốc như sau: Các thuốc kháng sinh như erythromycin (Erythrocin), Aspirin, Thuốc kháng viêm không có cấu trúc steroid (NSAID) như thuốc ibuprofen và naproxen, Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp như chẹn kênh canxi nifedipine, Thuốc chống trầm cảm, Thuốc hóa trị ung thư,…

    Nguồn tham khảo Vinmec

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  9. Asked: February 6, 2022In: Sức khỏe

    Quá trình chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp gồm các xét nghiệm gì?

    Q Hot
    Added an answer on April 15, 2022 at 5:55 pm

    Xét nghiệm vi khuẩn Hp là cách duy nhất để nhận biết được sự tồn tại của vi khuẩn này trong cơ thể người bệnh. Hiện có 4 phương pháp xét nghiệm đang được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Căn cứ vào từng ca bệnh và điều kiện chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, phòngRead more

    Xét nghiệm vi khuẩn Hp là cách duy nhất để nhận biết được sự tồn tại của vi khuẩn này trong cơ thể người bệnh. Hiện có 4 phương pháp xét nghiệm đang được sử dụng để chẩn đoán tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Căn cứ vào từng ca bệnh và điều kiện chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám chữa bệnh, phòng khám nội soi tiêu hóa, các bác sĩ sẽ chỉ định/ sử dụng phương pháp phù hợp để tiến hành xét nghiệm cho bệnh nhân. Các phương pháp bao gồm:

    1. Xét nghiệm máu chẩn đoán Hp

    Ở người bị nhiễm vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể kháng Hp lưu hành trong máu. Xét nghiệm máu cho phép định lượng được kháng thể này trong máu, từ đó đánh giá tình trạng nhiễm Hp. Đây là loại xét nghiệm nhanh, đơn giản nhưng ít được áp dụng vì giá trị chẩn đoán không cao, xét nghiệm có thể dương tính cả khi vi khuẩn Hp tồn tại trong đường ruột, trong miệng và xoang.

    Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp, dù Hp trong dạ dày đã bị tiêu diệt hết thì kháng thể kháng Hp vẫn có thể tiếp tục lưu hành trong máu một vài tháng tới một vài năm; nếu dựa vào xét nghiệm máu để chẩn đoán nhiễm Hp sẽ dễ xảy ra tình trạng dương tính giả. Chính vì vậy, phương pháp này cũng không đủ tin cậy để áp dụng vào việc theo dõi, đánh giá hiệu quả điều trị tại trung tâm nội soi tiêu hóa.

    2. Test chẩn đoán nhiễm Hp qua hơi thở (Urea Breath Test)

    Đây là một trong những phương pháp xét nghiệm chính xác nhất và thuận tiện hàng đầu tại các trung tâm nội soi dạ dày cho việc theo dõi kết quả điều trị nhiễm Hp dạ dày.

    Trước khi kiểm tra hơi thở, người bệnh sẽ được uống 1 viên thuốc hoặc 1 dung dịch có chứa Urea gắn phân tử Carbon đồng vị C13 hoặc C14. Nếu có Hp trong dạ dày thì Hp sẽ tạo ra men urease và thủy phân Urea trong thuốc uống vào thành Amoniac và khí Carbonic.

    Khí Carbonic với phân tử C13 hoặc C14 này được hấp thu vào máu và đào thải qua phổi. Người ta sẽ đo lượng C13 hoặc C14 thải ra trong hơi thở của người thử, từ đó xác định được vi khuẩn Hp có hoạt động (sinh ra urease) trong dạ dày không.

    3. Xét nghiệm phân

    Phân là nơi thải trừ vi khuẩn Hp từ dạ dày ra bên ngoài. Lấy mẫu phân xét nghiệm bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang sẽ giúp phát hiện Hp một cách chính xác. Xét nghiệm này cũng  được ưu tiên sử dụng trong đánh giá nhiễm khuẩn Hp. Nhược điểm của xét nghiệm phân tìm Hp là cho kết quả chậm, việc lấy mẫu phân ít nhiều gây bất tiện cho cả người bệnh lẫn kỹ thuật viên.

    4. Nội soi sinh thiết lấy mẫu xét nghiệm Hp

    Qua nội soi tại phòng khám dạ dày, bác sĩ có thể quan sát được hình thái tổn thương tại dạ dày (ổ viêm, loét…), trên cơ sở đó sẽ sinh thiết lấy một mảnh mô bệnh tại vị trí tổn thương để làm xét nghiệm Clotest hoặc nuôi cấy vi khuẩn và kết hợp làm kháng sinh đồ.

    Các xét nghiệm tìm vi khuẩn Hp từ mô bệnh này đều có độ đặc hiệu cao. Bên cạnh đó, phương pháp nuôi cấy có thể cho kết quả kháng sinh đồ, kết quả này là cơ sở để các bác sĩ sử dụng đúng kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn trong điều trị Hp.

    Ưu điểm lớn của phương pháp này là giúp chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm vi khuẩn Hp; đồng thời đánh giá được mức độ, vị trí tổn thương trong dạ dày và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

    Tuy nhiên, phương pháp cũng có nhược điểm là phải can thiệp nội soi nên bệnh nhân buộc phải làm thêm nhiều kỹ thuật thăm dò, xét nghiệm bổ trợ trước khi nội soi để bảo đảm an toàn như: nhịn ăn, xét nghiệm máu chảy, xét nghiệm đông máu cơ bản…

    Chẩn đoán xét nghiệm nhiễm khuẩn HP ở đâu tốt?

    Bạn nên đến các phòng khám nội soi uy tín để thăm khám và chẩn đoán nhiễm khuẩn HP kết quả sẽ chính xác hơn. Ngoài ra trong quá trình chẩn đoán nhiễm khuẩn HP tại trung tâm nội soi, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh (nếu có) được chính xác hơn. Không nên tự mua thuốc uống điều trị hoặc cố gắng chịu đựng vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

    Top 3 trung tâm nội soi và phòng khám dạ dày uy tín

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  10. Asked: April 6, 2022In: Sức khỏe

    Có các loại thuốc nào điều trị co thắt tâm vị?

    Q Hot
    Added an answer on April 15, 2022 at 5:48 pm
    This answer was edited.

    Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị co thắt tâm vị mà nên đến các trung tâm nội soi dạ dày và phòng khám nội soi dạ dày uy tín để thăm khám và chẩn đoán bệnh. Chẩn đoán co thắt tâm vị Người bệnh thường có diễn biến từ từ, ít cấp tính với các biểu hiện cơ năng: Đau ngực sau xương ức hoặc cảmRead more

    Người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị co thắt tâm vị mà nên đến các trung tâm nội soi dạ dày và phòng khám nội soi dạ dày uy tín để thăm khám và chẩn đoán bệnh.

    Chẩn đoán co thắt tâm vị

    Người bệnh thường có diễn biến từ từ, ít cấp tính với các biểu hiện cơ năng:

    • Đau ngực sau xương ức hoặc cảm giác đè ép ở ngực nhất là sau khi nuốt.
    • Nuốt khó, cảm giác ứ lại ở vùng ngực, người bệnh phải uống thêm nước khi ăn. Nuốt khó xuất hiện thất thường lúc có lúc không.
    • Cảm giác nghẹn, ợ, trào ngược thức ăn xuát hiện sau ăn, khiến bệnh nhân có cảm giác sợ ăn

    Khi khám thực thể tại trung tâm nội soi tiêu hóa: có thể gặp tình trạng gày, suy kiệt do ăn kém. Nếu đặt ống nghe ở múi ức có thể nghe thấy tiếng nuốt ừng ực khi uống nước do tâm vị bị co thắt, nước đi qua chỗ hẹp nên phát ra tiếng động

    Một số các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị

    Chụp Xquang thực quản uống thuốc cản quang Baryte tại phòng khám nội soi tiêu hóa:

    • Lòng thực quản giãn rộng nhu động kém; thành thực quản vẫn nhẵn, phẳng
    • Phần thực quản – tâm vị thuôn nhỏ lại như đuôi củ cải (hình đầu bút chì) nhưng vẫn rõ nét, đều đặn.
    • Không nhìn thấy túi hơi dạ dày

    Nội soi thực quản dạ dày tại phòng khám tiêu hóa:

    • Thực quản giãn rộng, đọng thức ăn cũ, mới, nhiều nước
    • Niêm mạc thực quản thường xung huyết, trợt thậm trí loét
    • Nội soi giúp phát hiện nguyên nhân gây giãn thực quản như ung thư tâm vị, thoát vị hoành, khối u trung thất đè vào thực quản… để chẩn đoán phân biệt.
    • Cơ thắt thực quản dưới co thắt chặt, máy nội soi đi qua rất vướng, khó khăn

    Đo áp lực thực quản giúp chẩn đoán xác định: cơ thắt thực quản dưới thư giãn không hoàn toàn, trương lực thực quản đoạn 1/3 dưới tăng > 30 mmHg.

    Top 3 trung tâm nội soi và phòng khám dạ dày uy tín

    Bạn nên đến các phòng khám nội soi uy tín để thăm khám và chẩn đoán co thắt tâm vị kết quả sẽ chính xác hơn. Ngoài ra trong quá trình chẩn đoán co thắt tâm vị tại trung tâm nội soi, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh (nếu có) được chính xác hơn. Không nên tự mua thuốc uống điều trị hoặc cố gắng chịu đựng vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

    Bạn có thể tham khảo 3 trung tâm nội soi dạ dày tại Tp. HCM bên dưới:

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  11. Asked: January 20, 2022In: Sức khỏe

    Ung thư dạ dày có triệu chứng gì không?

    Q Hot
    Added an answer on April 15, 2022 at 5:40 pm
    This answer was edited.

    Mặc dù các triệu chứng trên là biểu hiện ung thư dạ dày, tuy nhiên không thể chắc chắn rằng bạn đang bị bệnh ung thư dạ dày nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên. Một số bệnh lý hệ tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm viRead more

    Mặc dù các triệu chứng trên là biểu hiện ung thư dạ dày, tuy nhiên không thể chắc chắn rằng bạn đang bị bệnh ung thư dạ dày nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên. Một số bệnh lý hệ tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng tương tự như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm vi khuẩn Hp,…

    Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đến phòng khám nội soi tiêu hóa gặp bác sĩ để được thăm khám và tầm soát ung thư tiêu hóa, giúp bạn nắm bắt chính xác tình trạng sức khỏe, đặc biệt là phát hiện sớm ung thư dạ dày.

    Bên cạnh đó, nếu các dấu hiệu trên kéo dài và không thuyên giảm, người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám nội soi uy tín để thăm khám dạ dày. Bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng nhằm chẩn đoán chính xác các bệnh lý về tiêu hóa. Phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp tăng hiệu quả điều trị, tiết kiệm thời gian và chi phí.

    Chẩn đoán ung thư dạ dày

    Tại trung tâm nội soi tiêu hóa sẽ thực hiện chẩn đoán ung thư dạ dày gồm:

    • Chẩn đoán ung thư dạ dày dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng.
    • Dấu hiệu ung thư dạ dày: đau bụng, giảm cân, nôn, buồn nôn, nuốt nghẹn, đi ngoài phân đen…

    Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày

    Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư dạ dày tại trung tâm nội soi dạ dày gồm:

    • Nội soi dạ dày ống mềm bấm sinh thiết: phương pháp tốt nhất chẩn đoán ung thư dạ dày.
    • Siêu âm nội soi dạ dày: giúp đánh giá mức độ xâm lấn u và di căn hạch khu vực.
    • Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ xâm lấn xung quanh, phát hiện các di căn hạch và di căn xa.
    • Siêu âm ổ bụng: phát hiện các tổn thương di căn hạch và các tạng khác.
    • Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.

    Nếu nghi ngờ bị ung thư dạ dày nên đi đâu khám?

    Bạn nên đến các phòng khám tiêu hóa uy tín để thăm khám và chẩn đoán ung thư dạ dày kết quả sẽ chính xác hơn. Ngoài ra trong quá trình chẩn đoán ung thư dạ dày tại phòng khám nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh (nếu có) được chính xác hơn. Không nên tự mua thuốc uống điều trị hoặc cố gắng chịu đựng vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

    Top 3 trung tâm nội soi và phòng khám dạ dày uy tín

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  12. Asked: April 5, 2022In: Sức khỏe

    Phòng ngừa viêm teo dạ dày như thế nào?

    Q Hot
    Added an answer on April 15, 2022 at 5:33 pm
    This answer was edited.

    Mình xin bổ sung như sau: Chẩn đoán viêm teo dạ dày ở đâu? Thông thường, người bệnh không hề biết mình bị viêm teo niêm mạc vì nó không gây ra triệu chứng đáng chú ý hoặc chỉ phát hiện khi đến trung tâm nội soi dạ dày. Do đó, tình trạng này không được phát hiện và chẩn đoán đúng trong nhiều năm trờiRead more

    Mình xin bổ sung như sau:

    Chẩn đoán viêm teo dạ dày ở đâu?

    Thông thường, người bệnh không hề biết mình bị viêm teo niêm mạc vì nó không gây ra triệu chứng đáng chú ý hoặc chỉ phát hiện khi đến trung tâm nội soi dạ dày. Do đó, tình trạng này không được phát hiện và chẩn đoán đúng trong nhiều năm trời.

    Các triệu chứng có thể gặp phải ở mỗi người có khi không giống nhau và còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra viêm.

    Khi viêm teo niêm mạc do viêm nhiễm vi khuẩn (như H. pylori) thì người bệnh có khả năng bị:

    • Sụt cân ngoài ý muốn
    • Nôn mửa
    • Chán ăn
    • Buồn nôn
    • Thiếu máu do thiếu sắt
    • Đau bụng
    • Loét dạ dày

    Trường hợp bị viêm teo niêm mạc dạ dày tự miễn, người bệnh thường có các triệu chứng thiếu hụt vitamin B12 và thiếu máu ác tính, bao gồm:

    • Đau ở ngực
    • Mệt mỏi
    • Ù tai
    • Chóng mặt
    • Choáng váng
    • Tim đập nhanh

    Một số trường hợp thiếu vitamin B12 có thể gây tổn thương thần kinh khiến người bệnh gặp các triệu chứng như:

    • Lú lẫn
    • Đi không vững, mất thăng bằng
    • Ngứa ran hoặc tê ở tay/ chân

    Chẩn đoán viêm teo dạ dày

    Quá trình chẩn đoán tại phòng khám tiêu hóa thường kết hợp giữa việc tìm hiểu các triệu chứng và làm xét nghiệm lâm sàng. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ ấn nhẹ vào một số vùng nhất định ở dạ dày. Họ cũng thăm hỏi và quan sát xem có các dấu hiệu thiếu hụt vitamin B12 như xanh xao, mạch nhanh và suy nhược thần kinh không.

    Khi có các triệu chứng nghi ngờ, phòng khám nội soi dạ dày chỉ định soi dạ dày và làm xét nghiệm mô bệnh học.

    Nếu nghi ngờ bạn bị nhiễm H. pylori, bác sĩ tại trung tâm nội soi sẽ tiến hành kiểm tra hơi thở. Đôi khi, bạn có thể cần làm thêm xét nghiệm máu để kiểm tra:

    • Nồng độ pepsinogen
    • Hormone gastrin
    • Nồng độ vitamin B12
    • Kháng thể tấn công tế bào niêm mạc dạ dày và yếu tố nội tại

    Một số trường hợp, phòng khám nội soi sẽ yêu cầu thực hiện sinh thiết để lấy mẫu mô từ dạ dày để tìm kiếm “manh mối” cho thấy bạn có bị viêm teo niêm mạc hay không và xác định được nguyên nhân.

    Chẩn đoán viêm teo dạ dày ở đâu tốt?

    Teo niêm mạc dạ dày thường dễ bị chẩn đoán nhầm do các triệu chứng không điển hình. Tuy nhiên khi thấy có những dấu hiệu như đau bụng, đầy hơi, ăn không ngon miệng, thì hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán sớm, và có phương pháp điều trị phù hợp. Đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cần điều trị triệt để, tránh tái phát, giúp ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện ung thư dạ dày.

    Bạn nên đến các phòng khám nội soi tiêu hóa uy tín để thăm khám và chẩn đoán bệnh viêm teo dạ dày, kết quả sẽ chính xác hơn. Ngoài ra trong quá trình chẩn đoán bệnh viêm teo dạ dày tại trung tâm nội soi tiêu hóa, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh (nếu có) được chính xác hơn. Không nên tự mua thuốc uống điều trị hoặc cố gắng chịu đựng vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

    Địa chỉ 3 phòng khám nội soi dạ dày uy tín tại Tp. HCM:

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  13. Asked: April 2, 2022In: Sức khỏe

    Phòng ngừa loét dạ dày tá tràng như thế nào?

    Q Hot
    Added an answer on April 15, 2022 at 5:13 pm
    This answer was edited.

    Khi nghi ngờ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, người bệnh nên đến phòng khám tiêu hóa uy tín hoặc các bệnh viện lớn để thăm khám ngay! Loét dạ dày tá tràng không kèm theo nhiễm khuẩn HP không có khả năng lây từ người sang người. Đối với bệnh lý loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn HP có khả năng lây từRead more

    Khi nghi ngờ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, người bệnh nên đến phòng khám tiêu hóa uy tín hoặc các bệnh viện lớn để thăm khám ngay!

    Loét dạ dày tá tràng không kèm theo nhiễm khuẩn HP không có khả năng lây từ người sang người.

    Đối với bệnh lý loét dạ dày tá tràng do nhiễm khuẩn HP có khả năng lây từ người mang vi khuẩn sang người lành theo 3 con đường chủ yếu là đường miệng- miệng, đường phân- miệng và một số đường khác do dùng chung các thiết bị y tế như thiết bị nội soi dạ dày tá tràng,…

    Nếu nghi ngờ bị loét dạ dày tá tràng thì nên đi đâu khám?

    Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng:

    • Nội soi dạ dày tá tràng: Đây được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng vì nó là phương pháp trực tiếp và chính xác nhất. Nó không những nhận biết được ổ loét, vị trí và kích thước ổ loét mà còn phát hiện được những sang chấn khó thấy ở niêm mạc và sinh thiết tổn thương để khảo sát mô học.
    • Xét nghiệm vi khuẩn H.Pylori: Vi khuẩn này được phát hiện thông qua việc phân tích mẫu phân, mẫu máu hoặc từ một mẫu sinh thiết lấy trong nội soi tại trung tâm nội soi dạ dày.

    Dựa vào nguyên nhân gây bệnh được chẩn đoán tại phòng khám nội soi tiêu hóa mà có các biện pháp điều trị phù hợp cho bệnh lý loét dạ dày tá tràng.

    Bạn nên đến các phòng khám nội soi uy tín để thăm khám và chẩn đoán … kết quả sẽ chính xác hơn. Ngoài ra trong quá trình chẩn đoán … tại trung tâm nội soi, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh (nếu có) được chính xác hơn. Không nên tự mua thuốc uống điều trị hoặc cố gắng chịu đựng vì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

    Top 3 trung tâm và phòng khám nội soi dạ dày

    Sau đây mình xin liệt kê 3 phòng khám nội soi dạ dày và bệnh viện lớn mà bạn nên ghé chẩn đoán nếu nghi ngờ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  14. Asked: March 31, 2022In: Sức khỏe

    Điều trị bệnh trào ngược dạ dày gồm những thuốc nào?

    Q Hot
    Added an answer on April 8, 2022 at 2:46 pm
    This answer was edited.

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease) xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày được gọi là thực quản. Dung dịch axit này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của người bệnh. Nguyên nhân trào ngược dạ dày: khi nuốt thứRead more

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease) xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày được gọi là thực quản. Dung dịch axit này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của người bệnh.

    Nguyên nhân trào ngược dạ dày: khi nuốt thức ăn, bình thường cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) sẽ mở ra và cho phép thức ăn, đồ uống đi từ thực quản xuống dạ dày. Sau đó cơ này đóng lại. Tuy nhiên, như cơ vòng thực quản dưới bị yếu hoặc đóng mở bất thường thì sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Dung dịch axit từ dạ dày sẽ làm tổn thương đường niêm mạc của thực quản, dẫn tới viêm. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác như thoát vị dạ dày, có áp lực đè lên dạ dày như mang thai hoặc thừa cân.

    Có rất nhiều người có dấu hiệu trào ngược dạ dày với các mức độ khác nhau. Từ mức độ nhẹ xảy ra một lần một tuần, hoặc trào ngược axit trung bình đến nặng xảy ra ít nhất từ 2 lần trở lên trong một tuần.

    Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát sự khó chịu của trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày không kê đơn. Nhưng một số người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể cần dùng thuốc mạnh hơn/thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật để giảm triệu chứng.

    Xem thêm: trào ngược dạ dày nên ăn gì

    Các biện pháp điều trị bệnh Trào ngược dạ dày thực quản

    Bác sĩ có thể khuyên người bệnh trào ngược dạ dày nên thử điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc không kê đơn trước. Nếu người bệnh không thấy các triệu chứng trong vài tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc theo toa hoặc phẫu thuật.

    Thuốc không kê đơn gồm:

    • Thuốc trung hòa axit dạ dày như Mylanta, Rolaids và Tums, có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Nhưng chỉ sử dụng đơn lẻ thuốc trung hòa axit sẽ không chữa lành được thực quản bị viêm do axit dạ dày. Việc lạm dụng một số thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ, như tiêu chảy hoặc đôi khi là các vấn đề về thận.
    • Thuốc làm giảm sản xuất axit như  thuốc chẹn thụ thể H-2. Thuốc chẹn thụ thể H-2 không hoạt động nhanh như thuốc trung hòa axit, nhưng chúng giúp giảm đau lâu hơn và có thể làm giảm sản xuất axit từ dạ dày đến 12 giờ.
    • Các loại thuốc ngăn chặn sản xuất axit và chữa lành thực quản. Những loại thuốc này – được gọi là thuốc ức chế bơm proton – là chất ức chế axit mạnh hơn thuốc ức chế thụ thể H-2 và tạo điều kiện cho  mô ở thực quản bị tổn thương có thời gian lành lại.

    Thuốc kê đơn gồm:

    • Thuốc ức chế thụ thể H-2 có kê đơn. Những loại thuốc nhóm này thường được dung nạp tốt nhưng sử dụng lâu dài có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu vitamin B-12 và gãy xương.
    • Thuốc ức chế bơm proton có kê đơn (Prescription-strength proton pump inhibitors). Mặc dù thường dung nạp tốt, nhưng nhóm thuốc này có thể gây tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn và thiếu vitamin B-12. Sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.
    • Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới. Baclofen có thể làm giảm GERD bằng cách giảm tần suất thư giãn của cơ thắt thực quản dưới. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi hoặc buồn nôn.
    • Thuốc tăng co thắt cơ thực quản dưới.
    • Trào ngược dạ dày thực quản thường có thể được kiểm soát bằng thuốc. Nhưng nếu thuốc không có hiệu quả  hoặc người bệnh muốn tránh tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng lâu dài, bác sĩ có thể khuyên bạn:
    • Phẫu thuật để củng cố cơ vòng thực quản dưới (Fundoplication), phẫu thuật sẽ thắt chặt các cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn trào ngược bằng cách mổ nội soi.
    • Hệ thống LINX (LINX device) là một vòng các hạt từ tính nhỏ được quấn quanh cơ vòng thực quản (LES). Tác dụng của các hạt nam châm được thiết kế nhằm cung cấp thêm lực để giữ cho cơ vòng thực quản yếu luôn được đóng kín. Trong khi nuốt, lực giữa các hạt là vượt qua bởi áp lực cao hơn của lực nuốt và dụng cụ giãn ra để nuốt trôi thức ăn hoặc dịch lỏng như bình thường. Khi thức ăn đi qua cơ vòng thực quản, thiết bị sẽ trở lại trạng thái bình thường. Thiết bị này được cấy bằng phẫu thuật nội soi ít xâm lấn (Minimally invasive surgery)

    Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.

    Địa chỉ 3 phòng khám nội soi dạ dày uy tín tại Tp. HCM:

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  15. Asked: March 31, 2022In: Sức khỏe

    Có cách nào phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản không?

    Q Hot
    Added an answer on April 8, 2022 at 2:38 pm
    This answer was edited.

    Mình xin bổ sung như sau: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease) xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày được gọi là thực quản. Dung dịch axit này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của người bệnh. Nguyên nhân tràoRead more

    Mình xin bổ sung như sau:

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease) xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thông giữa miệng và dạ dày được gọi là thực quản. Dung dịch axit này có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản của người bệnh.

    Nguyên nhân trào ngược dạ dày: khi nuốt thức ăn, bình thường cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) sẽ mở ra và cho phép thức ăn, đồ uống đi từ thực quản xuống dạ dày. Sau đó cơ này đóng lại. Tuy nhiên, như cơ vòng thực quản dưới bị yếu hoặc đóng mở bất thường thì sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Dung dịch axit từ dạ dày sẽ làm tổn thương đường niêm mạc của thực quản, dẫn tới viêm. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác như thoát vị dạ dày, có áp lực đè lên dạ dày như mang thai hoặc thừa cân.

    Có rất nhiều người có triệu chứng trào ngược dạ dày với các mức độ khác nhau. Từ mức độ nhẹ xảy ra một lần một tuần, hoặc trào ngược axit trung bình đến nặng xảy ra ít nhất từ 2 lần trở lên trong một tuần.

    Hầu hết người bệnh có thể kiểm soát sự khó chịu của trào ngược dạ dày thực quản bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày không kê đơn. Nhưng một số người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể cần dùng thuốc mạnh hơn/thuốc kê đơn hoặc phẫu thuật để giảm triệu chứng.

    Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản

    • Duy trì cân nặng hợp lý. Béo phì gây áp lực lên bụng, đẩy dạ dày cao lên và là nguyên nhân khiến axit trào ngược lên thực quản.
    • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản.
    • Nâng cao đầu giường. Nếu người bệnh trào ngược dạ dày thường xuyên bị ợ nóng trong khi cố gắng ngủ, hãy đặt các khối gỗ hoặc xi măng dưới chân giường để phần đầu được nâng lên từ 15cm đến 23cm. Nếu không thể nâng giường lên, người bệnh có thể đặt thêm gối để nâng cơ thể của bạn từ thắt lưng trở lên.
    • Không nằm xuống ngay sau ăn. Đợi ít nhất ba giờ sau khi ăn trước khi nằm hoặc đi ngủ.
    • Ăn thức ăn từ từ và nhai kỹ. Đặt nĩa/đũa/muỗng xuống sau mỗi lần gắp và nhai thức ăn, sau khi nhai hết miếng đó thì mới tiếp tục gắp thêm thức ăn.
    • Tránh thực phẩm và đồ uống gây ra trào ngược. Các tác nhân phổ biến bao gồm thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chiên rán, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và caffeine.
    • Tránh quần áo bó sát. Quần áo quá chật gây áp lực lên bụng và cơ thắt thực quản.

    Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  16. Asked: April 7, 2022In: Sức khỏe

    Phòng ngừa hội chứng lynch như thế nào?

    Q Hot
    Added an answer on April 7, 2022 at 2:14 pm
    This answer was edited.

    Hội chứng Lynch hay còn gọi là ung thư đại tràng di truyền không phát sinh polyp (Hereditary non-polyposis colorectal cancer, HNPCC), là một hội chứng ung thư di truyền thường có khuynh hướng di truyền cùng những loại ung thư khác. Điều này có nghĩa là những người mắc hội chứng Lynch tăng nguy cơ mắRead more

    Hội chứng Lynch hay còn gọi là ung thư đại tràng di truyền không phát sinh polyp (Hereditary non-polyposis colorectal cancer, HNPCC), là một hội chứng ung thư di truyền thường có khuynh hướng di truyền cùng những loại ung thư khác. Điều này có nghĩa là những người mắc hội chứng Lynch tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Xem thêm: lynch là gì

    Phòng ngừa hội chứng lynch

    Ngoài các lựa chọn tầm soát ung thư định kỳ được khuyến nghị, để phòng ngừa hội chứng Lynch, Cô Bác, Anh Chị nên xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, hợp lí. Xem thêm về:

    • hội chứng lynch là gì
    • nguyên nhân hội chứng lynch

    Một số lời khuyên từ bác sĩ có thể giúp phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư – đại trực tràng do hội chứng hnpcc, bao gồm:

    • Chế độ ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
    • Tập thể dục, rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
    • Duy trì cân nặng hợp lý.
    • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.

    Lưu ý về bệnh hội chứng Lynch

    • Hội chứng Lynch (HNPCC) là một tình trạng di truyền, nguy cơ ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một gia đình.
    • Các triệu chứng, chẩn đoán ban đầu và phương pháp điều trị hội chứng Lynch tương tự như các dạng ung thư đại – trực tràng.
    • Bệnh nhân mắc hội chứng Lynch sẽ được chỉ định thăm khám định kỳ bằng phương pháp nội soi mỗi 1 – 2 năm 1 lần. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi tiêu hóa gây mê, nội soi đại trực tràng, hoặc nội soi dạ dày gây mê hoặc không.
    • Đối với người mắc hội chứng Lynch nhưng chưa phát hiện ung thư, bác sĩ khuyến nghị nên thực hiện quy trình tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ.
    • Bác sĩ chỉ định thực hiện các tầm soát ung thư đối với người mắc hội chứng Lynch có thể bao gồm: Gói tầm soát ung thư dạ dày (Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng mỗi 3 – 5 năm 1 lần, bắt đầu từ 30 – 35 tuổi), Tầm soát ung thư tá tràng và ruột non (Bác sĩ có thể chỉ định nội soi bằng viên nang hoặc nội soi ruột non ở những người có triệu chứng ung thư ruột non), Tầm soát ung thư đại trực tràng (Nội soi đại trực tràng mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu từ 20 – 25 tuổi hoặc sớm hơn 2 – 5 năm so với độ tuổi được chẩn đoán bệnh của người thân).
    • Người bệnh có các yếu tố nguy cơ gia đình nhất định cần phải làm xét nghiệm bất ổn định vi vệ tinh (MSI) hoặc hóa mô miễn dịch (IHC), nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm gen.
    • Nữ giới mắc hội chứng Lynch cần theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các loại ung thư như ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
    • Người thân bậc một của người mắc hội chứng Lynch bao gồm cha mẹ, anh chị em ruột và con cái nên được nội soi đại – trực tràng định kỳ mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu khi 20 tuổi và hàng năm sau 40 tuổi.
    • Người mắc hội chứng Lynch có họ hàng xa bao gồm cô chú, ông bà, cháu ruột, cháu họ nên thực hiện xét nghiệm gen di truyền.

    Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  17. Asked: April 7, 2022In: Sức khỏe

    Bị hội chứng lynch không nên ăn gì?

    Q Hot
    Added an answer on April 7, 2022 at 2:10 pm
    This answer was edited.

    Hội chứng lynch kiêng ăn gì? Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên duy trì lối sống khoa học. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như các loại rau xanh và trái cây. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm gây hại cho cơ thể như các loại đồ ăn chế biến sẵn, có chứa nhiềuRead more

    Hội chứng lynch kiêng ăn gì?

    Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên duy trì lối sống khoa học. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như các loại rau xanh và trái cây. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm gây hại cho cơ thể như các loại đồ ăn chế biến sẵn, có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây kích thích, đặc biệt không nên uống quá nhiều bia rượu và loại bỏ thói quen hút thuốc lá. Xem thêm về: nguyên nhân hội chứng lynch

    Hội chứng lynch là gì?

    Lynch là gì? Lynch syndrome (hội chứng Lynch) được đặt tên vào năm 1984 để miêu tả hội chứng ung thư gia đình (cancer family syndrome) do giáo sư Herry T. Lynch, trung tâm y học, đại học Creighton mô tả vào năm 1966. Năm 1985, GS. Lynch gọi hội chứng Lynch là ung thư đại trực tràng không polys di truyền (heritable non-polysposis colorectal cancer). Từ đó trở đi hai thuật ngữ này được dùng thay đổi nhau để cùng ám chỉ một hội chứng. Những người mang hội chứng Lynch có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng, nội mạc tử cung, buồng trứng, dạ dày, ruột non, tuyến gan mật, tuyến bài tiết, não, và da cao hơn so với quần thể.

    Tại sao lại bị hội chứng Lynch?

    Hội chứng Lynch là hội chứng rối loạn di truyền trội gây ra bởi đột biến gây bệnh di truyền trên một trong 5 gen, bao gồm MLH1, MSH2, MSH6, PMS2, và EPCAM. Gen MLH1, MSH2, MSH6, và PMS2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình sửa chữa DNA do bắt cặp nhầm gây ra. Trong quá trình nhân đôi hê gen của tế bào, DNA được sao chép thành hai bản sao, mỗi bản sẽ chia vào một tế bào con. Trong quá trình sao chép này, DNA thường xuyên bị ghép nhầm cặp do đó tế bào cần có một hệ thống sửa chửa. Hệ thống sửa chữa sự bắt nhầm cặp này sẽ kiểm tra những sợi DNA mới được tổng hợp và khi phát hiện sự bắt nhầm cặp chúng sẽ sửa chữa, do đó cho phép toàn bộ hệ gen được sao chép chính xác. Gen EPCAM không tham gia vào quá trình sửa chữa DNA, nhưng một số đột biến trên gen EPCAM ảnh hưởng đến chức năng của gen MSH2, do đó cản trở đến quá trình sửa chữa DNA. Gene sửa chữa DNA được xem như những gen ức chế sự phát triển của ung thư vì chức năng của chúng là ngăn chặn sự hình thành và tích lũy đột biến trong tế bào, do đó ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, trong những điều kiệm nhất định các gen này có thể bị mất hoặc giảm chức năng do đột biến gây ra. Sự bất hoạt hoặc giảm chức năng của những gen này sẽ làm gia tăng sự tích lũy của các đột biến trong hệ gen, do đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư Bên cạnh đó, những trường hợp dưới đây được cho là có nguy cơ cao mắc hội chứng hnpcc: 

    • Những trường hợp mắc phải 2 hoặc nhiều loại bệnh ung thư.
    • Những trường hợp có người thân mắc ung thư và cơ thể tồn tại đột biến gen có liên quan đến hội chứng này.
    • Các trường hợp mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư nội mạc tử cung trước tuổi 50.

    Lưu ý về bệnh hội chứng Lynch

    • Hội chứng Lynch (HNPCC) là một tình trạng di truyền, nguy cơ ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một gia đình.
    • Các triệu chứng, chẩn đoán ban đầu và phương pháp điều trị hội chứng Lynch tương tự như các dạng ung thư đại – trực tràng.
    • Bệnh nhân mắc hội chứng Lynch sẽ được chỉ định thăm khám định kỳ bằng phương pháp nội soi mỗi 1 – 2 năm 1 lần. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi tiêu hóa gây mê, nội soi đại trực tràng, hoặc nội soi dạ dày gây mê hoặc không.
    • Đối với người mắc hội chứng Lynch nhưng chưa phát hiện ung thư, bác sĩ khuyến nghị nên thực hiện quy trình tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ.
    • Bác sĩ chỉ định thực hiện các tầm soát ung thư đối với người mắc hội chứng Lynch có thể bao gồm: Gói tầm soát ung thư dạ dày (Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng mỗi 3 – 5 năm 1 lần, bắt đầu từ 30 – 35 tuổi), Tầm soát ung thư tá tràng và ruột non (Bác sĩ có thể chỉ định nội soi bằng viên nang hoặc nội soi ruột non ở những người có triệu chứng ung thư ruột non), Tầm soát ung thư đại trực tràng (Nội soi đại trực tràng mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu từ 20 – 25 tuổi hoặc sớm hơn 2 – 5 năm so với độ tuổi được chẩn đoán bệnh của người thân).
    • Người bệnh có các yếu tố nguy cơ gia đình nhất định cần phải làm xét nghiệm bất ổn định vi vệ tinh (MSI) hoặc hóa mô miễn dịch (IHC), nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm gen.
    • Nữ giới mắc hội chứng Lynch cần theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các loại ung thư như ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
    • Người thân bậc một của người mắc hội chứng Lynch bao gồm cha mẹ, anh chị em ruột và con cái nên được nội soi đại – trực tràng định kỳ mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu khi 20 tuổi và hàng năm sau 40 tuổi.
    • Người mắc hội chứng Lynch có họ hàng xa bao gồm cô chú, ông bà, cháu ruột, cháu họ nên thực hiện xét nghiệm gen di truyền.

    Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  18. Asked: April 7, 2022In: Sức khỏe

    Bị hội chứng Lynch thì nên ăn gì?

    Q Hot
    Added an answer on April 7, 2022 at 2:05 pm

    Hội chứng lynch nên ăn gì? Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên duy trì lối sống khoa học. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như các loại rau xanh và trái cây. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm gây hại cho cơ thể như các loại đồ ăn chế biến sẵn, có chứa nhiều dRead more

    Hội chứng lynch nên ăn gì?

    Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên duy trì lối sống khoa học. Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như các loại rau xanh và trái cây. Đồng thời loại bỏ những thực phẩm gây hại cho cơ thể như các loại đồ ăn chế biến sẵn, có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây kích thích, đặc biệt không nên uống quá nhiều bia rượu và loại bỏ thói quen hút thuốc lá. Xem thêm về: nguyên nhân hội chứng lynch

    Hội chứng lynch là gì?

    Lynch là gì? Lynch là hội chứng làm tăng nguy cơ ung thư và trên thực tế có rất nhiều bệnh nhân ung thư gặp phải hội chứng Lynch. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai mắc hội chứng Lynch đều bị ung thư.

    Bên cạnh đó, những trường hợp dưới đây được cho là có nguy cơ cao mắc hội chứng hnpcc: 

    • Những trường hợp mắc phải 2 hoặc nhiều loại bệnh ung thư.
    • Những trường hợp có người thân mắc ung thư và cơ thể tồn tại đột biến gen có liên quan đến hội chứng này.
    • Các trường hợp mắc bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư nội mạc tử cung trước tuổi 50.

    Lưu ý về bệnh hội chứng Lynch

    • Hội chứng Lynch (HNPCC) là một tình trạng di truyền, nguy cơ ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một gia đình.
    • Các triệu chứng, chẩn đoán ban đầu và phương pháp điều trị hội chứng Lynch tương tự như các dạng ung thư đại – trực tràng.
    • Bệnh nhân mắc hội chứng Lynch sẽ được chỉ định thăm khám định kỳ bằng phương pháp nội soi mỗi 1 – 2 năm 1 lần. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi tiêu hóa gây mê, nội soi đại trực tràng, hoặc nội soi dạ dày gây mê hoặc không.
    • Đối với người mắc hội chứng Lynch nhưng chưa phát hiện ung thư, bác sĩ khuyến nghị nên thực hiện quy trình tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ.
    • Bác sĩ chỉ định thực hiện các tầm soát ung thư đối với người mắc hội chứng Lynch có thể bao gồm: Gói tầm soát ung thư dạ dày (Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng mỗi 3 – 5 năm 1 lần, bắt đầu từ 30 – 35 tuổi), Tầm soát ung thư tá tràng và ruột non (Bác sĩ có thể chỉ định nội soi bằng viên nang hoặc nội soi ruột non ở những người có triệu chứng ung thư ruột non), Tầm soát ung thư đại trực tràng (Nội soi đại trực tràng mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu từ 20 – 25 tuổi hoặc sớm hơn 2 – 5 năm so với độ tuổi được chẩn đoán bệnh của người thân).
    • Người bệnh có các yếu tố nguy cơ gia đình nhất định cần phải làm xét nghiệm bất ổn định vi vệ tinh (MSI) hoặc hóa mô miễn dịch (IHC), nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm gen.
    • Nữ giới mắc hội chứng Lynch cần theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các loại ung thư như ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
    • Người thân bậc một của người mắc hội chứng Lynch bao gồm cha mẹ, anh chị em ruột và con cái nên được nội soi đại – trực tràng định kỳ mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu khi 20 tuổi và hàng năm sau 40 tuổi.
    • Người mắc hội chứng Lynch có họ hàng xa bao gồm cô chú, ông bà, cháu ruột, cháu họ nên thực hiện xét nghiệm gen di truyền.

    Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  19. Asked: April 7, 2022In: Sức khỏe

    Bị hội chứng lynch nên uống thuốc gì?

    Q Hot
    Added an answer on April 7, 2022 at 2:00 pm
    This answer was edited.

    Hội chứng lynch uống thuốc gì? Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị tình trạng hội chứng Lynch. Việc thăm khám định kỳ cho bệnh nhân chủ yếu giúp chẩn đoán sớm những thay đổi của khối u, giúp điều trị sớm khối u, lý tưởng nhất là thông qua phương pháp phẫu thuật. Xem thêm: hội chứng lynch là gì CáRead more

    Hội chứng lynch uống thuốc gì?

    Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị tình trạng hội chứng Lynch. Việc thăm khám định kỳ cho bệnh nhân chủ yếu giúp chẩn đoán sớm những thay đổi của khối u, giúp điều trị sớm khối u, lý tưởng nhất là thông qua phương pháp phẫu thuật. Xem thêm: hội chứng lynch là gì

    Các phương pháp điều trị hội chứng Lynch (ung thư đại – trực tràng di truyền không polyp) tương tự như điều trị ung thư đại – trực tràng thông thường.

    Phương pháp điều trị hội chứng hnpcc sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, vị trí tế bào ung thư, tình trạng sức khỏe và độ tuổi. Phương pháp điều trị ung thư đại – trực tràng có thể bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

    Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ để điều trị ung thư đại – trực tràng sẽ không triệt để. Người mắc hội chứng Lynch có nguy cơ tái phát ung thư đại – trực tràng cao.

    Xem thêm:

    1. Nguyên nhân hội chứng lynch
    2. Lynch là gì

    Các phương pháp được áp dụng để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư do hội chứng Lynch gây ra, bao gồm:

    • Phẫu thuật phòng ngừa ung thư
    • Tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ

    Phẫu thuật phòng ngừa ung thư

    Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ tư vấn người mắc hội chứng Lynch có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật để giảm nguy cơ phát triển ung thư. Các lựa chọn phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư do hội chứng Lynch gây ra có thể bao gồm:

    • Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung (oophorectomy and hysterectomy): đối với nữ giới mắc hội chứng Lynch, bệnh nhân có thể xem xét phương pháp phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung. Phẫu thuật được xem là phương pháp hiệu quả giúp loại trừ nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng trong tương lai.
    • Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng (colectomy): Phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc tất cả đại tràng giúp loại trừ nguy cơ ung thư đại – trực tràng ở người mắc hội chứng Lynch.

    Tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ

    Đối với người mắc hội chứng Lynch nhưng chưa phát hiện ung thư, bác sĩ khuyến nghị nên thực hiện tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ.

    Nội soi đại – trực tràng giúp tầm soát ung thư gây ra bởi hội chứng Lynch. (Ảnh minh họa sưu tầm)Nội soi đại – trực tràng giúp tầm soát ung thư gây ra bởi hội chứng Lynch. (Ảnh minh họa sưu tầm)

    Bác sĩ chỉ định thực hiện các tầm soát ung thư đối với người mắc hội chứng Lynch có thể bao gồm:

    • Tầm soát ung thư đại trực tràng: Nội soi đại trực tràng mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu từ 20 – 25 tuổi hoặc sớm hơn 2 – 5 năm so với độ tuổi được chẩn đoán bệnh của người thân.
    • Tầm soát ung thư nội mạc tử cung: Nữ giới mắc hội chứng Lynch nên khám vùng chậu, siêu âm vùng chậu, sinh thiết nội mạc tử cung mỗi 1 – 2 năm một lần, bắt đầu từ 30 – 35 tuổi. Đặc biệt, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung bao gồm chảy máu tử cung bất thường, chảy máu sau mãn kinh nên thăm khám định kỳ mỗi năm 1 lần.
    • Tầm soát ung thư buồng trứng: Nữ giới mắc hội chứng Lynch nên siêu âm và xét nghiệm máu mỗi năm 1 lần để tầm soát ung thư buồng trứng. Những triệu chứng có thể xuất hiện của ung thư buồng trứng bao gồm đau vùng chậu, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, chán ăn, đi tiểu nhiều lần.
    • Tầm soát ung thư dạ dày: Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng mỗi 3 – 5 năm 1 lần, bắt đầu từ 30 – 35 tuổi. Nội soi dạ dày là phương pháp thông dụng và có độ chính xác cao để chẩn đoán các bệnh lý về dạ dày, kiểm tra nhiễm vi khuẩn Hp, sinh thiết tế bào hoặc loại bỏ các nguy cơ gây ung thư như polyp dạ dày.
    • Tầm soát ung thư đường tiết niệu (bao gồm thận, niệu quản, bàng quang): Bác sĩ có thể chỉ định tầm soát ung thư đường tiết niệu định kỳ mỗi năm 1 lần, bắt đầu từ 30 – 35 tuổi. Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để phát hiện ra máu hoặc các tế bào ung thư với những người có tiền sử gia đình bị ung thư niệu quản.
    • Tầm soát ung thư tá tràng – ruột non: Bác sĩ có thể chỉ định nội soi bằng viên nang hoặc nội soi ruột non ở những người có triệu chứng ung thư ruột non.

    Lưu ý về bệnh hội chứng Lynch

    • Hội chứng Lynch (HNPCC) là một tình trạng di truyền, nguy cơ ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một gia đình.
    • Các triệu chứng, chẩn đoán ban đầu và phương pháp điều trị hội chứng Lynch tương tự như các dạng ung thư đại – trực tràng.
    • Bệnh nhân mắc hội chứng Lynch sẽ được chỉ định thăm khám định kỳ bằng phương pháp nội soi mỗi 1 – 2 năm 1 lần. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi tiêu hóa gây mê, nội soi đại trực tràng, hoặc nội soi dạ dày gây mê hoặc không.
    • Đối với người mắc hội chứng Lynch nhưng chưa phát hiện ung thư, bác sĩ khuyến nghị nên thực hiện quy trình tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ.
    • Bác sĩ chỉ định thực hiện các tầm soát ung thư đối với người mắc hội chứng Lynch có thể bao gồm: Gói tầm soát ung thư dạ dày (Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng mỗi 3 – 5 năm 1 lần, bắt đầu từ 30 – 35 tuổi), Tầm soát ung thư tá tràng và ruột non (Bác sĩ có thể chỉ định nội soi bằng viên nang hoặc nội soi ruột non ở những người có triệu chứng ung thư ruột non), Tầm soát ung thư đại trực tràng (Nội soi đại trực tràng mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu từ 20 – 25 tuổi hoặc sớm hơn 2 – 5 năm so với độ tuổi được chẩn đoán bệnh của người thân).
    • Người bệnh có các yếu tố nguy cơ gia đình nhất định cần phải làm xét nghiệm bất ổn định vi vệ tinh (MSI) hoặc hóa mô miễn dịch (IHC), nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm gen.
    • Nữ giới mắc hội chứng Lynch cần theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các loại ung thư như ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
    • Người thân bậc một của người mắc hội chứng Lynch bao gồm cha mẹ, anh chị em ruột và con cái nên được nội soi đại – trực tràng định kỳ mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu khi 20 tuổi và hàng năm sau 40 tuổi.
    • Người mắc hội chứng Lynch có họ hàng xa bao gồm cô chú, ông bà, cháu ruột, cháu họ nên thực hiện xét nghiệm gen di truyền.

    Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
  20. Asked: April 7, 2022In: Sức khỏe

    Có thuốc nào điều trị hội chứng lynch không?

    Q Hot
    Added an answer on April 7, 2022 at 1:56 pm
    This answer was edited.

    Hội chứng Lynch hay còn gọi là ung thư đại tràng di truyền không phát sinh polyp (Hereditary non-polyposis colorectal cancer, hội chứng hnpcc), là một hội chứng ung thư di truyền thường có khuynh hướng di truyền cùng những loại ung thư khác. Điều này có nghĩa là những người mắc hội chứng Lynch tăngRead more

    Hội chứng Lynch hay còn gọi là ung thư đại tràng di truyền không phát sinh polyp (Hereditary non-polyposis colorectal cancer, hội chứng hnpcc), là một hội chứng ung thư di truyền thường có khuynh hướng di truyền cùng những loại ung thư khác. Điều này có nghĩa là những người mắc hội chứng Lynch tăng nguy cơ mắc nhiều loại ung thư. Xem thêm: lynch là gì

    Nguyên nhân hội chứng lynch

    Đây là một hội chứng có tính di truyền với đặc điểm di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Điều này có nghĩa là nếu bố hoặc mẹ mang đột biến gen gây hội chứng này, thì 50% khả năng đột biến đó sẽ được truyền cho mỗi đứa trẻ. Nguy cơ mắc hội chứng Lynch là như nhau cho dù người mang đột biến gen là mẹ hay cha và đứa trẻ là con trai hay con gái.

    Những thay đổi trong gen MLH1, MSH2, MSH6, PMS2 hoặc EPCAM đã được tìm thấy ở những người mắc hội chứng Lynch.

    Tại sao đột biến gen làm tăng khả năng bị ung thư?

    Thật vậy, các gen MLH1, MSH2, MSH6 và PMS2 đóng vai trò quan trọng trong bộ gen của con người. Chúng có liên quan đến việc sửa chữa các lỗi xảy ra khi DNA được sao chép để chuẩn bị cho quá trình phân chia tế bào (một quá trình được gọi là sao chép DNA). Vì vậy, chúng được gọi là gen sửa chữa bắt cặp sai (mismatch repair genes – MMR).

    Các đột biến trong bất kỳ gen nào trong số này ngăn cản việc sửa chữa các lỗi sao chép DNA. Khi các tế bào bất thường tiếp tục phân chia, các lỗi tích lũy có thể dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của tế bào và có thể dẫn đến ung thư. Các đột biến trong gen MLH1 hoặc MSH2 có xu hướng dẫn đến nguy cơ cao hơn (70 đến 80%) phát triển ung thư trong cuộc đời của một người. Trong khi các đột biến ở gen MSH6 hoặc PMS2 có nguy cơ phát triển ung thư thấp hơn (25 đến 60%).

    Các đột biến trong gen EPCAM cũng dẫn đến việc sửa chữa DNA bị suy yếu, mặc dù bản thân gen này không tham gia vào quá trình này. Gen EPCAM nằm cạnh gen MSH2 trên nhiễm sắc thể số 2 và một số đột biến gen EPCAM nhất định khiến gen MSH2 bị tắt (bất hoạt). Kết quả là, vai trò của gen MSH2 trong việc sửa chữa DNA bị suy giảm, có thể dẫn đến tích lũy các lỗi DNA và phát triển ung thư.

    Ung thư khởi phát khi các tế bào bình thường bắt đầu thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối gọi là khối u. Một khối u có thể là lành tính (không phải ung thư) hoặc ác tính (ung thư). Khối u ác tính có thể xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể. Khối u lành tính có thể tăng kích thước nhưng không di căn sang các cơ quan khác.

    Những người mắc hội chứng Lynch có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng. Đồng thời cũng có nguy cơ phát sinh các loại ung thư khác như: ung thư nội mạc tử cung (tử cung), ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư ruột non (ruột), ung thư tụy, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường tiết niệu, ung thư gan, ung thư thận và ung thư ống mật.

    Thuốc điều trị hội chứng lynch

    Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị tình trạng hội chứng Lynch. Việc thăm khám định kỳ cho bệnh nhân chủ yếu giúp chẩn đoán sớm những thay đổi của khối u, giúp điều trị sớm khối u, lý tưởng nhất là thông qua phương pháp phẫu thuật. Xem thêm: hội chứng lynch là gì

    Các phương pháp được áp dụng để phòng ngừa nguy cơ mắc ung thư do hội chứng Lynch gây ra, bao gồm:

    • Phẫu thuật phòng ngừa ung thư
    • Tầm soát ung thư tiêu hóa định kỳ

    Lưu ý về bệnh hội chứng Lynch

    • Hội chứng Lynch (HNPCC) là một tình trạng di truyền, nguy cơ ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong một gia đình.
    • Các triệu chứng, chẩn đoán ban đầu và phương pháp điều trị hội chứng Lynch tương tự như các dạng ung thư đại – trực tràng.
    • Bệnh nhân mắc hội chứng Lynch sẽ được chỉ định thăm khám định kỳ bằng phương pháp nội soi mỗi 1 – 2 năm 1 lần. Bác sĩ có thể chỉ định nội soi tiêu hóa gây mê, nội soi đại trực tràng, hoặc nội soi dạ dày gây mê hoặc không.
    • Đối với người mắc hội chứng Lynch nhưng chưa phát hiện ung thư, bác sĩ khuyến nghị nên thực hiện quy trình tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ.
    • Bác sĩ chỉ định thực hiện các tầm soát ung thư đối với người mắc hội chứng Lynch có thể bao gồm: Gói tầm soát ung thư dạ dày (Nội soi thực quản – dạ dày – tá tràng mỗi 3 – 5 năm 1 lần, bắt đầu từ 30 – 35 tuổi), Tầm soát ung thư tá tràng và ruột non (Bác sĩ có thể chỉ định nội soi bằng viên nang hoặc nội soi ruột non ở những người có triệu chứng ung thư ruột non), Tầm soát ung thư đại trực tràng (Nội soi đại trực tràng mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu từ 20 – 25 tuổi hoặc sớm hơn 2 – 5 năm so với độ tuổi được chẩn đoán bệnh của người thân).
    • Người bệnh có các yếu tố nguy cơ gia đình nhất định cần phải làm xét nghiệm bất ổn định vi vệ tinh (MSI) hoặc hóa mô miễn dịch (IHC), nếu kết quả dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm gen.
    • Nữ giới mắc hội chứng Lynch cần theo dõi định kỳ để phát hiện sớm các loại ung thư như ung thư nội mạc tử cung và ung thư buồng trứng.
    • Người thân bậc một của người mắc hội chứng Lynch bao gồm cha mẹ, anh chị em ruột và con cái nên được nội soi đại – trực tràng định kỳ mỗi 1 – 2 năm 1 lần, bắt đầu khi 20 tuổi và hàng năm sau 40 tuổi.
    • Người mắc hội chứng Lynch có họ hàng xa bao gồm cô chú, ông bà, cháu ruột, cháu họ nên thực hiện xét nghiệm gen di truyền.

    Nội dung câu trả lời được tham khảo từ website phòng khám nội soi dạ dày, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin phòng khám và chọn lựa nơi uy tín để khám chữa bệnh tiêu hoá cũng như bảo vệ sức của bạn một cách hiệu quả nhất.

    See less
    • 0
    • Share
      Share
      • Share on Facebook
      • Share on Twitter
      • Share on LinkedIn
      • Share on WhatsApp
1 2 3 … 13

Sidebar

Ask A Question

Top thành viên

Ali Ba Ba

Ali Ba Ba

  • 453 Questions
  • 965 Answers
Thông Thái

Thông Thái

  • 125 Questions
  • 516 Answers
Q Hot

Q Hot

  • 165 Questions
  • 252 Answers
Hóng Hớt

Hóng Hớt

  • 165 Questions
  • 190 Answers
Cảnh Trần

Cảnh Trần

  • 0 Questions
  • 100 Answers
tringuyen

tringuyen

  • 162 Questions
  • 97 Answers

Thành viên mới

Mertynox

Mertynox

  • 0 Questions
  • 0 Answers
ker

ker

  • 0 Questions
  • 0 Answers
Randyunsok

Randyunsok

  • 0 Questions
  • 0 Answers
LizzawadyAttadlyWY,2,5

LizzawadyAttadlyWY,2,5

  • 0 Questions
  • 0 Answers
BWMarcus

BWMarcus

  • 0 Questions
  • 0 Answers
Alexeynerne

Alexeynerne

  • 0 Questions
  • 0 Answers

Câu hỏi mới

  • Bạn có biết tại tiecxinh … 20/10/2022
  • Người bị ung thư dạ dày nên uống loại nước ép nào? 28/05/2022
  • Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày khi mang thai là gì? 28/05/2022
  • Chỉ số xét nghiệm ung thư dạ dày như thế nào là cao? 28/05/2022
  • Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày ở trẻ em là gì? 27/05/2022
  • Hệ thống TNM trong chẩn đoán giai đoạn ung thư dạ dày là gì? 27/05/2022

Cách làm

  • Cách tìm kiếm bằng Google hình ảnh
  • Cách làm Mì Udon bò áp chảo
  • Cách làm sữa chua ngon bằng sữa ông Thọ
  • Cách nuôi giấm bằng chuối tại nhà
  • Cách trồng cây kim tiền nhanh ra lọc non và sum suê
  • Cách lắp đặt tổng đài ảo

Top list

  • 10 phòng khám tiêu hóa uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh
  • Top 5 mẫu giày Tennis Adidas giá dưới 2 triệu
  • Top 5 mẫu giày tennis giá rẻ dành cho bạn
  • Top 10 đôi giày thể thao tháng 5 năm 2020
  • Top 4 mẫu giày Tennis Asics giá tốt tháng 5

Tag Cloud

#giày adidas blogger là ai blog là gì bệnh lao ruột bệnh táo bón chống sét lan truyền cloud hosting cài dặt jquery cách làm việc trên github cách tạo blog cách tải dự án từ github domain github là gì giá của github hosting hosting wordpress hóa đơn điện tử hướng dẫn sử dụng jquery jquery là gì? loét dạ dày loét dạ dày tá tràng nhiễm khuẩn hp phong thủy polyp dạ dày polyp đại tràng seo seo là gì server thiết kế nội thất thiết kế phong thủy thiết kế web trào ngược dạ dày tên miền tạo blog tải jquery ung thư dạ dày ung thư thực quản viêm dạ dày viêm đại tràng vi thể website wordpress đau bao tử đau dạ dày đau thượng vị đăng ký hosting

Câu hỏi mới

    • On: October 20, 2022
    • Answers: 0

    Bạn có biết tại tiecxinh ...

    • On: May 28, 2022
    • Answers: 5

    Người bị ung thư dạ dày nên uống loại nước ...

    • On: May 28, 2022
    • Answers: 3

    Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày khi mang ...

    • On: May 28, 2022
    • Answer: 1

    Chỉ số xét nghiệm ung thư dạ dày như thế ...

    • On: May 27, 2022
    • Answer: 1

    Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày ở trẻ ...

    • On: May 27, 2022
    • Answer: 1

    Hệ thống TNM trong chẩn đoán giai đoạn ung thư ...

    • On: May 27, 2022
    • Answer: 1

    Ung thư dạ dày di căn được phân loại như ...

    • On: May 27, 2022
    • Answer: 1

    Điều trị ung thư dạ dày di căn như thế ...

    • On: May 27, 2022
    • Answer: 1

    Tầm soát ung thư dạ dày bao gồm những gì?

    • On: May 27, 2022
    • Answer: 1

    Những nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì?

Câu trả lời mới

  • Cảnh Trần added an answer Nhiễm trùng đường tiêu hóa (tên tiếng Anh: gastrointestinal infections) là tình… January 2, 2023 at 3:43 pm
  • Cảnh Trần added an answer Viêm túi thừa (tên tiếng Anh: diverticulitis) là tình trạng viêm có… January 2, 2023 at 1:17 pm
  • Cảnh Trần added an answer Khi có các triệu chứng bên dưới cần đến các… January 2, 2023 at 11:30 am
  • Cảnh Trần added an answer Khi có các triệu chứng bên dưới cần đến các trung… January 2, 2023 at 11:18 am
  • Cảnh Trần added an answer Để có thể điều trị viêm đại tràng vi thể thì bệnh nhân… December 14, 2022 at 10:54 am
  • Cảnh Trần added an answer Các phương pháp cận lâm sàn như xét nghiệm máu,… December 14, 2022 at 10:34 am
  • Cảnh Trần added an answer Bệnh viêm đại tràng vi thể (tên tiếng Anh: microscopic colitis)… December 14, 2022 at 10:31 am
  • Cảnh Trần added an answer Phân loại xuất huyết tiêu hóa dựa vào nhiều yếu tố… December 13, 2022 at 2:45 pm

Footer

Chủ đề hỏi đáp

#giày adidas blog là gì cách tạo blog domain hosting loét dạ dày phong thủy seo thiết kế nội thất thiết kế web trào ngược dạ dày tên miền tạo blog ung thư dạ dày ung thư thực quản viêm dạ dày wordpress đau bao tử đau dạ dày đau thượng vị

Danh mục hỏi đáp

Cuộc sống Công nghệ Danh nhân Doanh nghiệp Du lịch Khoa học Làm đẹp Phần mềm Sức khỏe Âm nhạc Đào tạo

Chủ đề Wikihow

Cách làm bánh mì hamburger cách lắp đặt tổng đài ảo cách trồng cây kim tiền cách trồng cây kim tiền bằng lá cách trồng cây kim tiền bằng nhánh cách tìm hình ảnh trên google làm bánh mì hamburger tổng đài ảo

Chủ đề Toplist

dọn nhà đón tết mùa xuân phòng khám tiêu hóa quà biếu tết sếp ý nghĩa nhất quà tết ý nghĩa trang trí nhà đón tết tấn công mạng đánh cắp thông tin email đánh cắp thông tin qua email

Recent Posts

  • Top 6 thực phẩm bổ sung collagen hiệu quả cho cơ thể
  • Tổng hợp các cách ngăn ngừa lão hóa da hiệu quả
  • Phụ nữ mang thai có uống được collagen hay không?
  • Uống collagen có bị nóng nổi mụn hay không?
  • Bật mí những lý do nên học tiếng Nhật

Người bị ung thư dạ dày nên uống loại nước ép nào?

Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Con Người Ngủ Trong 1.000 Năm Rồi Thức Dậy

Có những cách nào để đo điện trở chống sét?

Các tiêu chuẩn đo điện trở tiếp địa chống sét là gì?

Cách sử đụng đồng hồ đo điện trở chống sét đúng nhất?

DMCA.com Protection Status

© 2021 Asking. All Rights Reserved.