Này những người thích trò đỏ đen! Bạn nghĩ xác suất của việc bị thiên thạch đâm trúng là bao nhiêu? Bạn có dám cược cho nó không? Theo các nhà khoa học, khả năng đó còn thấp hơn việc bạn bị sấm sét đánh trúng, bị gió lốc cuốn đi và bị giông bão thổi bay – tất cả diễn ra cùng một lúc cơ đấy. Tuy nhiên, một người phụ nữ đã may mắn có được vinh dự này! Uhm, có lẽ chúng ta không nên dùng từ “may mắn” ở đây?
Vào sáng sớm ngày 30 tháng 11 năm 1954, một thiên thạch đâm vào nóc một ngôi nhà ở thị trấn nhỏ Sylacauga. Chủ sở hữu của ngôi nhà, Eugene Hodges, vội vã chạy về nhà, chỉ để thấy một đám đông đang nhìn chằm chằm vào nơi ở của anh ta, lo ngại và chỉ trỏ. Anh phải đẩy họ ra khỏi thềm cửa để đến với vợ mình, Ann Hodges, người vẫn còn ở bên trong. Khi Eugene mở cửa ra, những gì trông thấy đã khiến anh sốc thực sự!
DẤU THỜI GIAN:
Chuyện gì đã xảy ra với Ann 0:32
Tại sao cô ấy bị suy nhược thần kinh 2:33
Tại sao thiên thạch là những vị khách hiếm gặp trên hành tinh của chúng ta 3:58
Thiên thạch VS. Sao băng 4:24
Sao băng Chelyabinsk 5:04
Lần công phá sao băng mạnh nhất 6:22
Có phải chúng ta đang gặp nguy hiểm? 8:43
Âm nhạc bởi Epidemic Sound
https://www.epidemicsound.com/
TÓM LƯỢC:
– Ann nằm trên trên ghế sofa, rõ ràng đang rất đau đớn với một vết bầm tím lớn ở bên thân. Mái nhà bị thủng một lỗ tròn, như kiểu bị thứ gì đó đâm xuyên qua vậy.
– Mọi người gần như hoảng loạn vì sự kiện trên. Vài người tin rằng nó là một phần của chiếc máy bay bị rơi gần đây, trong khi những người khác lại nghĩ đó là một vụ tấn công bằng tên lửa hay tương tự như thế.
– Bác sĩ điều trị đã xác nhận cô bị bầm tím nghiêm trọng, nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Mảnh thiên thạch đã được cảnh sát lấy và bàn giao cho Lực lượng không quân Hoa kỳ để kiểm tra. Tại đây, các chuyên gia xác nhận nó thực sự là một khối đá vũ trụ.
– Cho đến ngày nay, Ann Hodges vẫn là người duy nhất từng bị thiên thạch đâm phải được ghi nhận trong lịch sử.
– Dù sao, thiên thạch là những vị khách cực kỳ hiếm gặp trên hành tinh của chúng ta, chủ yếu nhờ vào các tầng khí quyển đã bảo vệ trái đất khỏi các cuộc tấn công không gian.
– Một trong những ví dụ ngoạn mục nhất về vụ nổ sao băng đã xảy ra vào năm 2013 tại Chelyabinsk, Nga.
– Không ai thực sự hiểu những gì đang xảy ra, và sự bối rối đã lên đến đỉnh điểm khi sóng xung kích phát nổ. Nghe như tiếng súng đại bác, và mặt đất rung chuyển, chấn động truyền khắp thành phố.
– Người ta đã ước tính rằng, vụ nổ có sức công phá mạnh hơn khoảng 30 lần so với một quả bom nguyên tử.
– Nhưng đó không phải lần công phá mạnh nhất của sao băng mà con người chứng kiến trong lịch sử gần đây. Điều đó đã xảy ra vào đầu thế kỷ thứ 20, và lần này cũng ở Nga – cụ thể là Tunguska, Siberia.
– Để hiểu được quy mô khủng khiếp của vụ nổ, chỉ cần tưởng tượng rằng, một tảng đá khổng lồ, nặng hơn 10 nghìn tấn, đã đi vào bầu khí quyển Trái đất ở tốc độ 54.000 km/h, và làm nóng vùng không khí xung quanh nó đến nhiệt độ 25.000 °C.
– Khối đá vũ trụ phát nổ trên bầu trời Siberia có kích thước gấp đôi sao băng ở Chelyabinsk và nặng gần gấp mười lần.
– Tất nhiên là có những sự kiện thiên thạch mạnh mẽ và khủng khiếp hơn, chẳng hạn như trường hợp mà dường như nó đã làm tuyệt chủng loài khủng long hàng từ triệu năm trước, nhưng hai sự kiện này có lẽ là những cuộc tấn công ấn tượng nhất trong lịch sử loài người.
– Tuy nhiên, hãy yên tâm: không có thứ gì to lớn bay đến chúng ta trong tương tương lai gần đâu, vậy nên chúng ta không nên lo lắng về thiên thạch quá sớm.
Đăng ký 5 PHÚT THỦ CÔNG https://bit.ly/2F0If0m
Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi
Nguồn: Yourtube Soi Sáng
Câu trả lời mới