Lần cuối cùng mà các bạn ngủ ngon lành, không bị gián đoạn, sau đó tự thức dậy với tinh thần sảng khoái cùng cơ thể tràn đầy năng lượng là khi nào? Vâng, một giấc ngủ sâu dường như là không thể đối với nhiều người, và có rất nhiều thắc mắc đằng sau chuyện đó, ví dụ như nếu bạn không thể ngủ vào ban đêm thì sao? Ăn ngay trước khi đi ngủ có tốt không? Tại sao bạn lại cảm thấy mệt mỏi sau những giấc ngủ dài nhưng bị gián đoạn?
Ồ, câu cuối cùng là một trong những vấn đề quan trọng nhất đấy, phải không nào? Hóa ra là vì một giấc ngủ dài nhưng cứ liên tục bị đánh thức dậy, thì cũng giống như trải qua một đêm với giấc ngủ thực sự ngắn thôi. Vì vậy, nếu có thứ gì đó đánh thức bạn vào ban đêm, thì tốt nhất là phải tìm ra được nguồn gốc của vấn đề!
DẤU THỜI GIAN:
Bạn có thể bỏ qua giấc ngủ trước một sự kiện quan trọng không? 0:27
Một đêm không ngủ tác động đến cơ thể như thế nào? 0:59
Bạn có thể tích lũy giấc ngủ không? 1:49
Bạn có thể ngủ nướng không? 2:32
Ngủ quá nhiều thì có tốt không? 3:12
Nếu bạn không được ngủ vào ban đêm? 3:49
Tại sao bạn cảm thấy mệt mỏi sau giấc ngủ dài nhưng bị gián đoạn? 4:45
Ăn trước khi đi ngủ có hại không? 5:29
Tập thể dục đêm khuya có làm gián đoạn giấc ngủ của bạn không? 6:05
Chợp mắt trong ngày có hại cho bạn không? 6:54
Làm sao để không bị mệt vì chênh lệch múi giờ? 7:40
#goodsleep #lackofsleep #insomnia
Âm nhạc bởi Epidemic Sound
https://www.epidemicsound.com/
TÓM LƯỢC:
– Bộ não của bạn thực sự cần được nghỉ ngơi trước một sự kiện lớn, vì các thông tin bạn nhận được trong ngày sẽ chuyển từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn trong khi ngủ.
– Sau 24 giờ thức liên tục, một người thông thường sẽ trải qua các chứng biến dạng tầm nhìn, hay cáu kỉnh, thậm chí cả lo lắng và bối rối nữa. Nếu thời gian không ngủ lên đến 48 giờ, thì nó sẽ gây ra những ảo giác thị giác và các vấn đề về nhận thức.
– Hãy tính toán xem bạn sẽ thiếu tất cả bao nhiêu giờ ngủ, sau đó, phân bổ nó vào một vài ngày trước sự kiện và thêm thời gian tương ứng vào mỗi giấc ngủ trước khi đêm thức trắng diễn ra nhé!
– Những người liên tục ngủ vào các ngày nghỉ thường sẽ ăn khuya nhiều hơn, và và gặp một số vấn đề về sức khỏe do tăng cân đấy.
– Ngủ trong 9 giờ liên tục có nguy cơ tử vong cao hơn 14%, trong khi tỉ lệ này là 30% nếu ngủ 10 giờ đấy! Có vẻ như chúng ta chỉ nên ngủ trong 8 giờ thôi nhỉ!
– Cố gắng tránh ánh sáng rực rỡ khi bạn về nhà vào buổi sáng bằng cách đeo kính râm. Khi bạn cuối cùng cũng được đi ngủ sau giờ làm việc, hãy nhớ đóng tất cả rèm và màn cửa, mang che mắt, và sử dụng bịt tai nhé. Bạn sẽ cần không gian tối đen và tĩnh lặng hoàn toàn cho một giấc ngủ chất lượng đấy!
– Hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng và giấc ngủ đều đồng ý rằng nên ăn bữa cuối cùng trong ngày ít nhất 3 giờ trước khi lên giường. Không còn cảm giác hôn mê thực phẩm khi bạn đi ngủ nữa nhé!
– Theo một cuộc thăm dò năm 2013 của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, một số lượng áp đảo bao gồm 83% những người tập thể dục vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, kể cả vào ban đêm, cho thấy rằng họ có giấc ngủ tốt hơn những người không tập thể dục.
– Con người thực sự được thiết kế về mặt sinh học để ngủ một chút vào giữa ngày – đây là một phần tự nhiên thuộc nhịp sinh học của chúng ta! Thật không may, văn hóa làm việc nơi công sở vẫn chưa điều chỉnh theo cách đó.
– Trong suốt chuyến bay, hãy uống thật nhiều nước và cố gắng không được ăn những loại thực phẩm giàu carbs nhé. Và khi bạn đến đích, hãy sinh hoạt theo giờ giấc tại địa phương ngay sau khi bước xuống máy bay, cho dù chiếc giường ở khách sạn có quyến rũ đến mức nào đi chăng nữa!
Đăng ký 5 PHÚT THỦ CÔNG https://bit.ly/2F0If0m
Chỉ cần đi bộ về phía nắng, mọi thứ sẽ ổn thôi
Nguồn: Yourtube Soi Sáng
Câu trả lời mới